Ảnh: Cảnh sống ở Triều Tiên phơi bày trước biên giới TQ
Bất chấp có thể bị bắn bất cứ lúc nào, một du khách người Nga đã đi hàng trăm km dọc biên giới Trung Quốc và ghi lại cuộc sống của người dân bên phía Triều Tiên.
Du khách Alexander Belenkiy đến từ Nga đã đi dọc 480 km đường biên giới để ghi lại hình ảnh cuộc sống của người dân Triều Tiên từ phía Trung Quốc.
Những người dân Triều Tiên giặt quần áo bên dòng sông chạy dọc biên giới với Trung Quốc.
Học sinh hỗ trợ xây dựng một tòa nhà trong giờ học thể dục. Đây là một trong những bức ảnh củng cố thông tin cho rằng tất cả người dân Triều Tiên đều phải làm việc.
Một nhà máy xả khí thải độc hại vào những ngôi nhà tại ngôi làng nhỏ nằm trên sườn đồi gần biên giới với Trung Quốc.
Mặc dù có thể bị Triều Tiên bắn bất cứ lúc nào, nhưng blogger Alexander Belenki (ảnh) vẫn mạo hiểm đi dọc biên giới bên phía Trung Quốc để ghi lại hình ảnh về cuộc sống của người dân Triều Tiên.
Khu dân cư này được trang trí ấn tượng với những bức tường lớn có hình những anh hùng của Triều Tiên, trong khi một khu vui chơi dành cho trẻ em được xây dựng trước tòa nhà chính.
Người đàn ông nghỉ giải lao trong khi cày ruộng cạnh một tòa nhà chung cư giữa cánh đồng gần biên giới với Trung Quốc.
Hình ảnh này cho thấy các ngôi nhà tại một ngôi làng ở Triều Tiên được bảo dưỡng tốt cho dù chúng trông khá cũ kỹ.
Mọi người đạp xe dọc con đường đất ngoài một ngôi làng trong khi một số người đàn ông đang sửa mái nhà.
Toàn cảnh một ngôi làng nhỏ ở Triều Tiên với cột đá khổng lồ ở trung tâm được coi như là biểu tượng của ngôi làng.
Những binh sĩ tuần tra biên giới Triều Tiên mang theo súng đi trên con đường giữa cánh đồng dọc biên giới với Trung Quốc. “Biên giới cũng được bảo vệ nghiêm ngặt từ phía Trung Quốc, nhưng du khách có thể quan sát cuộc sống của người dân Triều Tiên từ khoảng cách 300 m”, Belenki cho biết.
Những đoàn tàu có dòng chữ Nga có thể là dấu hiệu cho thấy Moscow đã bí mật bán nhiên liệu cho Triều Tiên.
Người dân kéo xe chở đá ngược lên một con đường dốc.
Khung cảnh tương phản giữa phía Trung Quốc (trái) và Triều Tiên (phải) được ngăn cách bằng một con sông.
Người dân Triều Tiên giặt quần áo dưới sông có thể vì họ không có máy giặt hoặc không có đủ nước sạch để giặt quần áo ở nhà.