Ảnh: Bên trong “siêu căn cứ ngầm” từng thuộc về cường quốc mạnh bậc nhất châu Âu

Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, căn cứ ngầm này từng giúp một nước đồng minh Liên Xô che giấu sức mạnh không quân “khủng” khỏi mạng lưới tình báo rộng khắp của Mỹ.

Máy bay Douglas C-47 B Dakota do Mỹ sản xuất bị bỏ lại ở căn cứ Zeljava (ảnh: The Sun)

Máy bay Douglas C-47 B Dakota do Mỹ sản xuất bị bỏ lại ở căn cứ Zeljava (ảnh: The Sun)

Nằm gần biên giới Croatia và Bosnia-Herzegovina, Zeljava là một trong những căn cứ ngầm lớn ở châu Âu trong thời Chiến tranh Lạnh. Căn cứ này được Nam Tư cũ hoàn thành vào năm 1968. Giờ nó trở thành một địa điểm phục vụ du lịch ở Croatia.

Theo The Sun, nằm sâu trong lòng núi Plesevica, căn cứ Zeljava được thiết kế để chịu được sức công phá của một vụ nổ bom hạt nhân 20 kiloton.

Năm 1992, Nam Tư tan rã và tách thành 6 nước Croatia, Bosnia-Herzegovina, Croatia, Serbia, Slovenia và Montenegro.

Cùng với sự tan rã của Nam Tư, căn cứ Zeljava cũng bị phá hủy bởi hơn 56 tấn thuốc nổ. Cơ sở này bị bỏ hoang hàng chục năm, trước khi trở thành địa điểm du kịch ở Croatia.  

Theo The Sun, khi tới tham quan, du khách có thể thấy phần còn lại của căn cứ ngầm, với lớp trần nằm sâu dưới lòng đất.

Du khách thám hiểm căn cứ Zeljava (ảnh: The Sun)

Du khách thám hiểm căn cứ Zeljava (ảnh: The Sun)

Lối vào căn cứ được thiết kế để chiến đấu cơ phóng ra ngoài (ảnh: The Sun)

Lối vào căn cứ được thiết kế để chiến đấu cơ phóng ra ngoài (ảnh: The Sun)

Bên trong căn cứ ngầm Zeljava là nhiều đường hầm nhỏ hơn, kéo dài hàng cây số. Zeljava cũng có 5 đường băng và có thể chứa tới 60 máy bay quân sự. Khoảng 1.000 binh sĩ có thể hoạt động ở đây.

Cánh cửa hầm của căn cứ được thiết kế đặc biệt, dành riêng cho tiêm kích MiG-21R và MiG-21Bis cất cánh.

“Vào thời điểm đó, tất cả các thiết bị ở Zeljava đều là loại hiện đại nhất. Căn cứ này là tổng hợp của rất nhiều công nghệ quân sự”, ông Mirsad Fazlic – cựu phi công từng làm việc ở căn cứ Zeljava – cho biết.

Theo Balkan War History, Nam Tư từng sở hữu lực lượng quân sự mạnh thứ 4 châu Âu, chỉ sau Liên Xô, Anh và Pháp. Lực lượng thường trực của Nam Tư là hơn 140.000 quân. Trường hợp cần thiết, nước này có thể huy động nhanh chóng hơn 1,4 triệu quân. 

Bên trong căn cứ ngầm (ảnh: The Sun)

Bên trong căn cứ ngầm (ảnh: The Sun)

 Zeljava từng là căn cứ ngầm lớn bậc nhất châu Âu (ảnh: The Sun)

 Zeljava từng là căn cứ ngầm lớn bậc nhất châu Âu (ảnh: The Sun)

Căn cứ được thiết kế để chống chịu các vụ nổ bom hạt nhân (ảnh: The Sun)

Căn cứ được thiết kế để chống chịu các vụ nổ bom hạt nhân (ảnh: The Sun)

Theo The Sun, quan hệ giữa Nam Tư (một đồng minh quan trọng của Liên Xô) với các nước phương Tây trở nên căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh. Căn cứ ngầm Zeljava giúp Nam Tư – quốc gia từng sở hữu lực lượng không quân mạnh bậc nhất châu Âu – che giấu một phần năng lực khỏi tình báo Mỹ.

Sau khi Nam Tư tan rã, lực lượng không quân của nước này bị chia cắt và suy yếu.

Từ năm 2016, ngày càng có nhiều du khách tìm đến căn cứ Zeljava để thám hiểm.

Vài năm gần đây, có khoảng 150.000 lượt du khách tới tham quan căn cứ ngầm này mỗi năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Bên trong ”nghĩa địa tàu hỏa” ở Nga, từng được dùng để phòng chiến tranh hạt nhân

Dưới chân dãy núi Ural (phần lớn thuộc Nga), hàng chục chiếc tàu hỏa rỉ sét nằm ngổn ngang trên đường ray, xung quanh là cỏ mọc um tùm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – The Sun ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN