Anh âm thầm đi đầu trong việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga?
Báo chí Trung Quốc thu thập tài liệu và đưa tin, lệnh trừng phạt chống Nga có vẻ bắt đầu được một số quốc gia dỡ bỏ khi nhận thấy biện pháp này không phát huy tác dụng, khởi đầu là nước Anh.
Vương quốc Anh đã khởi động một quá trình có thể dẫn đến việc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt chống Nga, trang Sohu (Trung Quốc) thông tin.
Tờ báo Trung Quốc phân tích, nhiều quốc gia phương Tây đã bắt đầu nhận ra sự nguy hiểm của các lệnh trừng phạt chống Nga. Lạm phát gia tăng, sự thiếu hụt nguồn nhiên liệ khi mùa đông đến gần đang khiến các nhà lãnh đạo châu Âu "đau đầu".
“Đầu tiên cả châu Âu vui mừng theo dõi xem Nga đang gặp rắc rối gì. Bây giờ tình hình đã thay đổi. EU đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng kinh tế mà không có cách nào để thoát ra".
"Tất cả những gì còn lại đối với những thành viên của Liên minh châu Âu đó là đứng xem Liên bang Nga trở nên mạnh mẽ hơn như thế nào”, bài phân tích của tờ Sohu có đoạn.
Ấn phẩm tiếng Trung cho rằng, một trong những quốc gia đầu tiên không thể chịu đựng được cuộc chiến kinh tế với Nga là Anh, đây là điều gây ngạc nhiên khi London là nước có thái độ thù địch với Moskva rõ nhất.
Vào đầu tháng 8, được biết London đã nới lỏng các hạn chế đối với Moskva trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không và có kế hoạch hoãn lệnh cấm bảo hiểm dầu mỏ từ Nga. Theo các chuyên gia Trung Quốc, nhiều nước EU sẽ sớm bắt đầu "noi gương" Anh.
Tờ Sohu viết thêm: “Các biện pháp hạn chế hiện tại của châu Âu không thể ngăn chặn việc xuất khẩu dầu từ Nga, đồng thời gây hại cho chính ngành hàng không của khu vực này".
"Có vẻ như Anh đã sẵn sàng dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt chống Nga. Sau đó, ngày càng nhiều quốc gia châu Âu sẽ tuyên bố dỡ bỏ một số hạn chế đối với Nga, tạo thành một làn sóng thỏa hiệp”.
Tác giả bài viết cũng chỉ ra rằng Berlin đang cố gắng tiến gần hơn tới Moskva do thiếu khí đốt, hiện nay họ chỉ nhận được một khối lượng nhiên liệu rất khiêm tốn từ đường ống Nord Stream 1.
Nhà chức trách Đức thường xuyên trì hoãn việc cung cấp vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraine và thậm chí cảnh báo rằng Berlin đang cạn kiệt nguồn lực để giúp đỡ chính quyền Kyiv.
Tờ Sohu đưa ra kết luận: “Chúng tôi có thể nói rằng châu Âu cuối cùng cũng đang thức dậy và không còn ủng hộ quan điểm của Mỹ. Đây là một khởi đầu tốt".
"Tất nhiên, nếu các quốc gia châu Âu bắt đầu chống lại Washington, điều này sẽ không biến họ thành những người thù địch. Tuy nhiên các nhà chức trách Mỹ sẽ mất một phần ảnh hưởng đối với các đồng minh của họ”.
Nhưng ở chiều ngược lại, có không ít ý kiến cho rằng nếu những biện pháp dỡ bỏ trừng phạt nói trên thực sự được Anh đưa ra thì cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến cục diện, bởi vấn đề liên quan tới bảo hiểm chưa bao giờ đóng vai trò quan trọng.
Chỉ khi nào có dấu hiệu Anh và các nước EU khác sẵn sàng đưa Nga trở lại hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT hay dỡ bỏ lệnh cấm vận với dầu của Moskva thì mới thực sự là sự kiệm đáng kể.
Nguồn: [Link nguồn]
Một sắc lệnh có hiệu lực ngay lập tức do ông Putin ký thông qua đã giáng một đòn mạnh tiếp theo vào các nước mà Điện Kremlin cho là "không thân thiện".