Ấn Độ và Trung Quốc so kè ở biên giới, nước thứ 3 “ngư ông đắc lợi” với đập thủy điện

Chỉ trong vòng vài tháng, Pakistan đã ký kết với Trung Quốc hai dự án xây đập thủy điện ở vùng tranh chấp với Ấn Độ và đây là hai công trình sản xuất điện năng giá trị nhất Trung Quốc đồng ý xây cho Pakistan.

Chỉ trong vòng vài tháng, Trung Quốc đã ký kết với Pakistan hai dự án xây đập thủy điện.

Chỉ trong vòng vài tháng, Trung Quốc đã ký kết với Pakistan hai dự án xây đập thủy điện.

Dự án xây đập thủy điện trị giá 2,4 tỉ USD được Trung Quốc và Pakistan ký kết giữa vào thời điểm căng thẳng biên giới Trung-Ấn đạt đến cao trào.

Theo Nikkei, giới chức Trung Quốc, Pakistan, công ty thủy năng Kohala – công ty con của Tập đoàn Tam Hiệp (CTGC), cuối tháng trước đã ký thỏa thuận xây đập thủy điện trị giá 2,4 tỉ USD.

Đập thủy điện một khi đi vào hoạt động sẽ có công suất phát điện lên tới 1.124MW. Đập Kohala là công trình quan trọng trong Dự án Vành đai Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, là một phần trong Sáng kiến Vành đai, Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra.

Đây là khoản đầu tư lớn thứ hai Trung Quốc dành cho Pakistan ở khu vực tranh chấp Kashmir, sau dự án xây đập Diamer Bhasha, cũng do Trung Quốc cấp ngân sách.

Kashmir là vùng lãnh thổ rộng lớn nằm trong tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Pakistan và một phần nhỏ hiện do Trung Quốc kiểm soát.

Các chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc đồng ý cấp ngân sách cho dự án xây đập thủy điện Kohala là đòn đáp trả nhằm vào Ấn Độ.

New Delhi từ lâu mong muốn các bên không xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng Kashmir cho đến khi tranh chấp ngã ngũ.

Cuộc đụng độ hồi tháng 5 giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra ở vùng tranh chấp nhạy cảm, kết nối trực tiếp đến Vành đai Kinh tế Trung Quốc-Pakistan.

Andrew Small, nhà phân tích châu Á tại Quỹ Marshall ở Mỹ, nói trước đây Trung Quốc rất thận trọng với các dự án ở vùng Kashmir, vì không muốn làm tổn hại quan hệ với Ấn Độ.

“Nhưng giờ đây, dự án xây đập thủy điện Kohala giống như giọt nước tràn ly”, Small nói với Nikkei. Small cho rằng Trung Quốc không còn ngần ngại trước những phản ứng từ phía Ấn Độ như trước.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan.

Tuần trước, nhóm phiến quân Giải phóng Balochistan ở Pakistan tấn công trung tâm tài chính tại Karachi vì công ty Trung Quốc sở hữu 40% cổ phần ở đây. Ngay lập tức, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đổ lỗi cho Ấn Độ đứng sau vụ tấn công.

“Không còn nghi ngờ gì nữa về sự can dự của Ấn Độ”, ông Khan phát biểu tại quốc hội Pakistan hồi tuần trước.

“Bằng cách đổ lỗi cho Ấn Độ, Pakistan cũng đang muốn tìm kiếm sự cảm thông từ Trung Quốc”, chuyên gia James M. Dorsey tại Viện Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói.

Dorsey cho rằng Pakistan đang tận dụng mối quan hệ sứt mẻ giữa Ấn Độ và Trung Quốc để hưởng lợi.

Gần đây, Ấn Độ cũng tố binh sĩ Trung Quốc hiện diện ở vùng Gilgit-Baltistan, là phần lãnh thổ Kashmir do Pakistan kiểm soát.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đang lợi dụng tranh chấp ở Kashmir để kích động bạo lực.

Mohan Malik, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc phòng UAE, nói khai thác điểm yếu của Ấn Độ là một những mục tiêu quan trọng mà Trung Quốc đề ra.

Việc Trung Quốc cấp ngân sách, giúp Pakistan xây các dự án thủy điện ở Kashmir đã phản ánh điều này, ông Malik nói trên Nikkei.

“Viễn cảnh phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh từ cả Pakistan và Trung Quốc là điều Ấn Độ không mong muốn”, ông Malik nói thêm.

Bên cạnh đó, Pakistan đã đề nghị Trung Quốc giãn nợ, tái cơ cấu khoản vay do mới ký kết dự án thủy điện mới.

Trung Quốc thường không chấp nhận thay đổi điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, nên các ưu đãi về tín dụng có thể được áp dụng đối với dự án  xây đập thủy điện Kohala, ông Small nói.

Ông Dorsey thì nói rằng, Trung Quốc có thể trao cho Pakistan ưu đãi về tín dụng để đối lấy lợi ích về chính trị. “Quốc gia nào được hưởng lợi nhiều hơn thì vẫn chưa rõ ràng”, Dorsey nói.

Trung Quốc đã tính toán sai lầm khi “chọc giận” Ấn Độ?

Trung Quốc chỉ muốn căng thẳng với quốc gia láng giềng Ấn Độ giới hạn ở phạm vi tranh chấp biên giới, nhưng Ấn Độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Nikkei ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN