Ấn Độ: Tự tin miễn nhiễm với nọc rắn và kết cục khi quấn hổ mang chúa quanh cổ
Một chuyên gia bắt rắn ở Ấn Độ, tự nhận rằng mình có khả năng miễn nhiễm với nọc rắn, gần đây đã qua đời sau khi cố gắng bắt một con rắn hổ mang màu đen.
Đoạn video cho thấy cảnh chuyên gia bắt rắn tên Pamma Ahirwar, cố gắng bắt hổ mang chúa kịch độc ở làng Jaitpur, bang Maharastra, miền bắc Ấn Độ, theo The Sun.
Con rắn hổ mang màu đen mò vào nhà một người đàn ông tên Brajesh Rajak. Người này liền gọi cho Pamma tới bắt con rắn.
Pamma là chuyên gia bắt rắn với 20 năm kinh nghiệm, nói rằng ông từng nhiều lần bị rắn độc cắn, nhưng không hề hấn gì.
Người đàn ông quấn con rắn hổ mang quanh cổ.
Trong video, Pamma và các cộng sự cố gắng lôi con rắn kịch độc trốn dưới một chiếc bàn. Pamma cuối cùng cũng tóm gọn hổ mang chúa, quấn con rắn quanh cổ và đi dạo xung quanh làng.
Tuy nhiên, con rắn bất ngờ quay sang cắn vào tay phải của Pamma. Người đàn ông này ngồi giữa đường, cố gắng hút chất độc.
Người đàn ông ngồi trên đường sau khi bị rắn hổ mang cắn vào tay
Pamma sau đó được đưa đến bệnh viện địa phương để bác sĩ kiểm tra tình trạng nhiễm độc. Nọc rắn khi đó đã lan tỏa khắp cơ thể, khiến Pamma tử vong.
Hổ mang chúa là loài rắn nổi tiếng trong thần thoại và văn hóa dân gian tại Ấn Độ. Nọc độc của rắn hổ mang chứa độc tố thần kinh, có thể dẫn đến tử vong chỉ sau 30 phút do nạn nhân bị suy hô hấp, tê liệt toàn thân.
Tuy nhiên, đôi khi có trường hợp người bị rắn hổ mang cắn vẫn sống sót, dù không được điều trị kịp thời.
Nguồn: [Link nguồn]
Con rắn hổ mang chúa với phần thân trên dựng đứng hơn 1 mét, xuất hiện bất thình lình khiến người thợ bắt rắn giật...