Ấn Độ tiết lộ về chiếc trực thăng ở hành tinh khác

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Ấn Độ đang lập kế hoạch đưa một chiếc trực thăng robot đi thám hiểm hành tinh mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Sau thành công vang dội về tàu thám hiểm Mặt Trăng, Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đang nhắm mục tiêu xa hơn, vào một hành tinh khác, bằng một chiếc trực thăng robot - có thể giống với Ingenuity nổi tiếng của NASA.

Điểm đến của nó sẽ là Sao Hỏa.

Sao Hỏa với tàu Mangalyaan làm tiền cảnh. Thế hệ tiếp theo của nó sẽ là tàu đổ bộ kèm trực thăng - Ảnh: SPACE

Sao Hỏa với tàu Mangalyaan làm tiền cảnh. Thế hệ tiếp theo của nó sẽ là tàu đổ bộ kèm trực thăng - Ảnh: SPACE

Theo Space.com, ISRO dự định sẽ cho chiếc trực thăng này rời Trái Đất vào năm 2030. Nó sẽ cùng với một tàu đổ bộ hiện diện trên Sao Hỏa.

Chưa rõ kích cỡ và quy mô của chiếc trực thăng này, nhưng nhà khoa học Jayadev Pradeep từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn thuộc Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai (Ấn Độ) cho biết nó sẽ mang theo nhiều thiết bị để khám phá hành tinh đỏ từ trên không.

Trọng tải khoa học theo kế hoạch cho máy bay không người lái này sẽ bao gồm cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến áp suất, cảm biến tốc độ gió, cảm biến điện trường, cảm biến dấu vết và cảm biến bụi.

Theo India Today, phương tiện này có thể bay cao tới 100 m, tức gấp 4 lần so với chiếc trực thăng Sao Hỏa Ingennuity của NASA.

Nếu thành công, phương tiện của Ấn Độ có thể là thiết bị quan sát tầm thấp duy nhất hoạt động ở Sao Hỏa vào thời điểm nó được phóng, bởi Ingenuity đã "chết" đầu năm nay sau khi hỏng cánh quạt.

Trước đó, Ấn Độ từng phóng lên Sao Hỏa tàu quỹ đạo Mangalyaan vào năm 2013, hoạt động suốt 8 năm quanh hành tinh này.

Cuộc chạy đua lên không gian của Ấn Độ ngày càng tích cực, với thành công lớn nhất gần đây là tàu đổ bộ Mặt Trăng Vikram, có thể nói là thành công nhất trong các tàu đổ bộ gần đây.

Một số quốc gia khác cũng nỗ lực hạ cánh trên Mặt Trăng trong năm 2023-2034 nhưng không may mắn như Ấn Độ.

Tàu Luna-25 của Nga đâm thẳng vào Mặt Trăng. Nhật Bản mất một tàu tư nhân, còn tàu thứ 2 của Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thì bị lộn ngược khi đáp nên sứ mệnh không được toàn vẹn.

Sau tàu Peregrine thậm chí chưa bay đến Mặt Trăng đã phải vòng về Trái Đất "tự sát" trong bầu khí quyển, Mỹ đã đáp thành công tàu Odysseus sau khi vượt qua một số trục trặc về định vị và hệ thống liên lạc.

Tuy nhiên, tàu Odysseus đang ở trên Mặt Trăng trong trạng thái lật nghiêng vì bị... vấp ngã khi hạ cánh.

Công ty Intuitive Machines - hãng sản xuất tàu Odysseus - hôm 24-2 cho biết tàu vẫn hoạt động và pin Mặt Trời vẫn được sạc đầy nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về những tác động có thể xảy ra với sứ mệnh sau cú vấp ngã này.

Nguồn: [Link nguồn]

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố phát hiện mới trên sao Hỏa nhờ dữ liệu thu thập từ xe thám hiểm Chúc Dung, xác nhận những sự thay đổi môi trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN