Ấn Độ phản ứng sau khi ông Trump muốn hòa giải tranh chấp biên giới Trung-Ấn

Ấn Độ khẳng định lập trường giải quyết song phương tranh chấp lãnh thổ khu vực biên giới với Trung Quốc, không chấp nhận lời đề xuất làm trung gian của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo SCMP, các nguồn tin của Ắn Độ cho biết các binh sĩ đang hết sức cảnh giác ở các điểm nóng tranh chấp suốt 3 tuần qua. Hiện chưa có bất cứ động thái hạ nhiệt căng thẳng nào từ cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Bình luận trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ ý làm trung gian giải quyết tranh chấp biên giới giữa hai nước.

Nhưng trong tuyên bố ngày 28.5, Bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ đề xuất trên, nhấn mạnh rằng Ấn Độ chỉ đàm phán “song phương một cách hòa bình” với Trung Quốc.

“Binh sĩ Ấn Độ hành động rất có trách nhiệm trong vấn đề biên giới, theo đúng các quy định đề ra để giải quyết mâu thuẫn với phía Trung Quốc”, phía Ấn Độ khẳng định.

Ấn Độ để mất cao nguyên Aksai Chin trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 1962.

Ấn Độ để mất cao nguyên Aksai Chin trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 1962.

Phản ứng của New Delhi được đưa ra khi có những tin đồn về việc Mỹ can thiệp vào tranh chấp biên giới Trun g-Ấn Alice Wells, nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ ở Nam Á bày tỏ sự ủng hộ với Ấn Độ, rằng New Delhi đang đối phó với hành động “gây hấn” của Trung Quốc.

Nhưng một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói thông điệp trên Twitter của ông Trump không khẳng định nghiêng về phía Ấn Độ trong vấn đề tranh chấp biên giới.

Đây là lần đầu tiên ông Trump công khai đề xuất đứng ra làm trung gian hòa giải tranh chấp Trung-Ấn.

Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc đề nghị Ấn Độ và Trung Quốc hết sức kiềm chế, tránh thổi bùng căng thẳng.

Phía Trung Quốc khẳng định không coi Ấn Độ là mối đe dọa biên giới. Ngược lại, New Delhi hết sức cảnh giác với các động thái mới của Bắc Kinh, kể từ khi để mất cao nguyên Aksai Chin vào tay Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1962.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia: Trung Quốc phạm sai lầm lớn nếu gây chiến với Ấn Độ

Trung Quốc có thể nghĩ rằng dễ dàng áp dụng chiến lược “lát cắt salami” như ở Biển Đông trong vấn đề tranh chấp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN