Ấn Độ không còn là điểm nóng Covid-19 duy nhất trên thế giới
Một năm trước, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn ở giai đoạn ban đầu, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh về một cách tiếp cận toàn cầu để chấm dứt dịch bệnh.
Cần đến các biện pháp phối hợp toàn cầu để đối phó dịch bệnh.
“Tương lai phía trước nằm ở sự đoàn kết, từ cấp quốc gia cho đến cấp độ toàn cầu", Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một cuộc họp báo vào tháng 4.2020.
Một năm sau, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Ấn Độ trở thành quốc gia có số ca nhiễm mỗi ngày cao nhất thế giới. Hệ thống y tế Ấn Độ gần như tê liệt, thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp oxy y tế cũng như vaccine, theo CNN.
Nhưng Ấn Độ đã không còn là điểm nóng Covid-19 duy nhất trên toàn cầu. Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kể từ ngày 29.4. Tốc độ lây nhiễm Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đang là cao nhất châu Âu.
Iran cũng thông báo số ca tử vong trong ngày cao nhất vì Covid-19. Nhiều thị trấn và thành phố ở Iran rơi vào tình trạng phong tỏa một phần để hạn chế sự lây lan của virus. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước này đang phải hứng chịu đợt lây nhiễm thứ 4.
Tình cảnh dịch bệnh ở Nam Mỹ cũng hết sức tồi tệ. Brazil là quốc gia ghi nhận 14,5 triệu ca nhiễm Covid-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca tử vong đã tới mức gần 400.000, theo số liệu thống kê của Đại học John Hopkins. Brazil hiện vẫn là quốc gia có tỉ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới.
Một số quốc gia đã gửi hàng cứu trợ, có các biện pháp giúp đỡ khi các điểm nóng Covid-19 xuất hiện trở lại. Nhưng chiến lược phản ứng toàn cầu như lời kêu gọi của Tổng giám đốc WHO thì vẫn còn rất xa vời.
Trong khi các quốc gia phương Tây bắt đầu quay trở lại nhịp sống bình thường, bức tranh tổng thể về tình hình lây nhiễm Covid-19 vẫn còn phức tạp. Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng trong 9 tuần liên tiếp và số ca tử vong tăng trong 6 tuần liên tiếp, WHO cho biết.
“Số ca bệnh trên toàn cầu vào tuần qua tương đương trong năm tháng đầu tiên của đại dịch”, ông Tedros nói.
Sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX của WHO giúp các quốc gia nghèo tiếp cận với vaccine miễn phí. Nhưng sáng kiến này phụ thuộc rất lớn vào năng lực sản xuất vaccine của Ấn Độ.
Tình hình lây nhiễm tồi tệ khiến Ấn Độ phải hạn chế xuất khẩu vaccine, ưu tiên sử dụng cho nhu cầu trong nước.
The CNN, chiến lược ứng phó toàn cầu vẫn là biện pháp cần thiết nhất để chấm dứt tình trạng lây nhiễm Covid-19 ở nhiều quốc gia.
Chiến lược bao gồm phân phối vaccine công bằng hơn, sản xuất vaccine một cách đại trà hơn bằng cách hối thúc các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới từ bỏ các bằng sáng chế về vaccine ngừa Covid-19.
Hiện tại, Ấn Độ không còn là điểm nóng duy nhất về Covid-19 trên thế giới. Các làn sóng dịch bệnh khốc liệt đang bao...
Nguồn: [Link nguồn]