Ấn Độ điều tàu chiến, quyết so kè với Con đường tơ lụa y tế của Trung Quốc

Sau vụ đụng độ giữa các binh sĩ tại biên giới trên bộ với Trung Quốc, Ấn Độ mới đây đã tiếp tục triển khai một nhiệm vụ mới, được tiến hành bởi hải quân, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với sáng kiến Con đường tơ lụa y tế mà Trung Quốc đang thực hiện tại khu vực Ấn Độ Dương.

Ngày 11.5, tờ Sputnik đưa tin, chính phủ Ấn Độ đã ra mắt nhiệm vụ mang tên SAGAR nhằm hỗ trợ chăm sóc y tế cho các quốc gia gần cận như Maldives, Mauritius, Seychelles, Madagascar và Comoros. SAGAR có mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành quốc gia dẫn đầu phản ứng về dịch Covid-19 tại khu vực.

SAGAR được triển khai trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gửi nhiều hỗ trợ y tế cho những quốc gia thuộc khu vực phụ cận Ấn Độ. Hành động của Trung Quốc nằm trong dự án Con đường tơ lụa y tế, một phần của sáng kiến Vành đai Con đường.

Trung Quốc đã đề xuất cùng WHO thành lập Con đường tơ lụa y tế tại Geneva, Thụy Sĩ từ tháng 1.2017, với tham vọng nâng tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực y tế của nước này trên toàn khu vực châu Á.

Nhằm chống lại nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ đã điều tàu chiến Kesari cùng nhiều đội hỗ trợ mang theo thuốc men, vật tư y tế và nhu yếu phẩm lên đường trợ giúp các quốc gia cùng khu vực đối phó Covid-19.

Tàu chiến Ấn Độ tập trận cùng tàu chiến Mỹ (ảnh: AP)

Tàu chiến Ấn Độ tập trận cùng tàu chiến Mỹ (ảnh: AP)

Các nhóm hỗ trợ y tế của Ấn Độ trước tiên sẽ được triển khai tại Mauritius và Comoros để giúp chính phủ những nước này xử lý Covid-19 và dịch sốt xuất huyết. Một nhóm nhân viên y tế Ấn Độ khác cũng đã lên đường tới Maldives để ứng phó đại dịch.

Mauritius, Madagascar, Comoros và Seychelles sẽ nhận được các loại thuốc điều trị Covid-19. Maldives sẽ được hỗ trợ 600 tấn thực phẩm từ Ấn Độ. Một lô vật tư y tế cũng đang được gửi sang Mauritius, theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đang cố gắng nâng tầm ảnh hưởng của mình khi viện trợ y tế cho nhiều quốc gia tại khu vực châu Á và châu Phi. Tại châu Á, các nước như Myanmar, Lào, Nepal và Pakistan đều đang phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ của Trung Quốc trong phòng chống Covid-19 – dịch bệnh được cho là xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc.

Hôm 10.5, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia vào một vụ ẩu đả dữ dội tại khu vực biên giới đất liền. Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc đã hành động “hung hăng”.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng loạt bệnh nhân Covid-19, doanh nghiệp Mỹ khởi kiện Trung Quốc

Ngày càng có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 và các doanh nghiệp tại Mỹ đâm đơn khởi kiện đòi Trung Quốc bồi thường thiệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Sputnik ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN