Ấn Độ bắn hạ chính vệ tinh của mình, NASA cảnh báo hậu quả tai hại
Việc Ấn Độ bắn hạ vệ tinh cũ của mình có thể gây ra hậu quả tai hại không lường trước được, NASA cảnh báo.
Ấn Độ phóng tên lửa để phá hủy một vệ tinh cũ vào tháng trước
Tuần trước, Ấn Độ đã bắn hạ vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất trong một cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa. Cuộc thử nghiệm là một tuyên bố cho thấy Ấn Độ là siêu cường không gian, cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Sau cuộc thử nghiệm, người đứng đầu NASA, ông Jim Bridenstine, chỉ trích vụ phá hủy vệ tinh của Ấn Độ là “một điều khủng khiếp”, tạo ra 400 mảnh vỡ trong quỹ đạo và gây ra những mối nguy mới cho các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
NASA hiện đang theo dõi một số mảnh lớn khiến họ lo lắng.
“Những gì chúng tôi đang theo dõi ngay bây giờ là các đối tượng đủ lớn để theo dõi – rộng khoảng 10 cm hoặc lớn hơn. Khoảng 60 mảnh đang được theo dõi”, Bridenstine nói.
Vệ tinh Ấn Độ bị phá hủy ở độ cao tương đối thấp, khoảng 300 km, thấp hơn ISS và hầu hết các vệ tinh trên quỹ đạo. Nhưng 24 trong số các mảnh vỡ đang bay vượt qua ISS, ông Bridenstine nói.
“Việc tạo ra một sự kiện khiến các mảnh vỡ bay qua ISS là một điều tồi tệ, tồi tệ”, ông nói tiếp. “Đây là loại hoạt động không tương thích với tương lai của các chuyến bay vào vũ trụ của con người”.
Trong một bản tuyên bố sau vụ bắn vệ tinh, chính phủ Ấn Độ cho biết họ đã thực hiện nhiệm vụ trong bầu khí quyển thấp để “đảm bảo rằng không có mảnh vỡ không gian nào”. Ấn Độ nói nếu cuộc thử nghiệm tạo ra mảnh vỡ, nó sẽ phân hủy và “rơi xuống Trái đất trong vòng vài tuần”.
Do vụ thử nghiệm ở Ấn Độ, nguy cơ các mảnh vỡ va chạm với ISS đã tăng thêm 44% trong 10 ngày, theo tính toán của NASA. Nhưng nguy cơ sẽ giảm dần theo thời gian vì nhiều mảnh vỡ sẽ bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố nước này đã trở thành “cường quốc không gian”, sau khi phóng tên lửa đánh...