9 loại vũ khí khủng khiếp bị cấm trong chiến tranh
Không phải ngẫu nhiên mà 9 loại vũ khí sau đây bị cấm trong chiến tranh hiện đại vì sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc.
1. Khí độc
Có 5 khí độc bị cấm trong chiến tranh, trong đó kể tới đầu bảng là khí độc ngấm trực tiếp vào máu và độc lực rất mạnh. Cái chết gây ra với bệnh nhân là rất đau đớn. Hai trong số những loại khí độc đường máu là khí phosegene và khí hydro cyanua.
Bên cạnh những khí độc đường máu, những khí khác khiến mắt và da bị bỏng nặng, trong đó có thể kể tới khí mù tạt khiến tử vong nếu hít hoặc nuốt phải.
Những khí độc hệ thần kinh như VX hay Sarin phá hủy chất dẫn truyền thần kinh khiến các cơ quan ngừng hoạt động. Chúng có thể tấn công nạn nhân qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Nạn nhân sẽ dần mất kiểm soát các chức năng cơ thể, tay chân khua khoắng loạn xạ và chết do suy hô hấp.
Khí gây ngạt khiến nạn nhân khó thở, nước tràn phổi và chết do phổi úng nước. Khí phosgene cũng được coi là một loại khí gây ngạt.
2. Vật liệu phi kim
Hiệp ước về các loại vũ khí truyền thống cấm sử dụng các vật liệu phi kim loại trong chiến tranh vì tia X không thể phát hiện ra chúng. Các mảnh vỡ này sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nạn nhân nếu dính phải. Các bác sĩ phải lần mò từng ngõ ngách trong cơ thể nạn nhân nếu muốn gắp ra những mảnh vỡ phi kim.
3. Mìn đất
Lệnh cấm của Hiệp ước vũ khí truyền thống năm 1979 không ngăn chặn hoàn toàn việc sử dụng mìn đất sát thương nên Hiệp ước Ottawa đã ra đời và giải quyết được bài toán khó này. Tuy nhiên, các loại mìn chống tăng, mìn điều khiển từ xa và mìn treo không bị cấm.
Các hiệp ước trước đây quy định mìn phải có khả năng vô hiệu hóa từ xa trong trường hợp chiến tranh kết thúc để tránh gây thương vong cho người dân.
4. Vũ khí thiêu cháy
Sử dụng vũ khí để thiêu đốt một diện tích lớn có cư dân sinh sống đã bị cấm. Lệnh cấm này bao gồm súng phun lửa, bom na-pan, phốt-pho trắng. Súng phun lửa vẫn được sử dụng trong trường hợp xa khu dân cư.
5. Vũ khí laser gây mù
Lệnh cấm bao gồm các loại vũ khí laser khiến mù vĩnh viễn.
6. Đạn nở
Đạn nở được hiểu là những loại đạn dễ bị bung ra hoặc là phẳng khi tiếp xúc cơ thể người, được quân đội Anh và Ấn Độ phát triển từ những năm 1899. Loại vũ khí này có tính sát thương rất cao vì gây thương tích nhiều hơn cho nạn nhân. Ngày nay, lệnh cấm bao gồm cả đạn rỗng nở to khi bắn.
7. Đạn có độc
Trong thỏa thuận chiến tranh cổ xưa nhất giữa quân đội La Mã và người Pháp, hai bên nhất trí không sử dụng đạn có độc. Thời điểm đó, quân đội sẽ để đạn ở những nơi bẩn thỉu, chẳng hạn nơi chứa xác chết. Ý tưởng này đã có mặt 100 năm nay với mục đích không chỉ gây chấn thương cho nạn nhân mà còn truyền vi khuẩn qua vết bắn.
8. Bom chùm
Bom chùm phóng ra một loạt đầu đạn nhỏ và gây tác hại nghiêm trọng tới người và các phương tiện cơ giới. Hiệp ước về bom chùm năm 2008 đã cấm sử dụng loại bom này vì hai lí do. Thứ nhất, chúng gây hại cho phạm vi quá rộng và khiến dân thường bị thương thay vì binh lính. Thứ hai, bom chùm để lại rất nhiều đầu đạn chưa phát nổ khiến thương vong về sau sẽ càng khủng khiếp.
9. Vũ khí hóa học
Hiệp ước vũ khí hóa học 1972 là văn bản đầu tiên cấm sử dụng loại vũ khí nguy hiểm bậc nhất này. Việc nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, lưu trữ vũ khí hóa học và các vũ khí nguy hại khác đều bị cấm.
Dù vậy, vũ khí hóa học đã có lịch sử rất lâu đời. Trước đây, quân đội Mông Cổ từng ném xác chết qua tường thành quân địch năm 1343, lây lan bệnh truyền nhiễm cho người dân trong thành.