742 bộ hài cốt 9.000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ và điều đáng sợ với con người hiện đại

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Cộng đồng người cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể là những người đầu tiên phải chịu cảnh chật chội, nghẹt thở của đô thị.

742 bộ hài cốt 9.000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ và điều đáng sợ với con người hiện đại - 1

Bộ hài cốt 9.000 năm tuổi được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Daily Mail, trong khu khảo cổ 9.000 năm tuổi ở Çatalhöyükm, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học tìm thấy tổng cộng 742 bộ hài cốt. Đây là bằng chứng về sự chật chội, lây lan dịch bệnh, bạo lực và vấn đề về môi trường của cộng đồng người sống ở thời đồ đá.

Đó cũng là thời điểm mà con người chuyển từ nền văn minh du mục, sang sống vĩnh viễn ở những nơi cố định.

Theo giáo sư nhân chủng học Clark Spencer Larsen đến từ Đại học bang Ohio, Mỹ, Çatalhöyük từng là một khu định cư nhộn nhịp từ năm 7100 trước Công Nguyên và là thành phố đầu tiên của loài người được biết đến.

Sau khoảng 1.000 năm tồn tại, thành phố này đã phải đối mặt với bi kịch. Bằng chứng về "lời nguyền" lên thành phố cổ được hé lộ qua 742 bộ hài cốt. Ở thời điểm phát triển nhất, Çatalhöyük là nơi sinh sống của 8.000 người.

Các nhà nghiên cứu cho biết, cư dân khi đó tập trung đông đúc đến nỗi nhà phải xây thật sát nhau và thậm chí không thể mở cửa được như bình thường. Nhiều người phải trèo lên một cái thang bắc lên mái rồi mới có thể trượt vào nhà.

742 bộ hài cốt 9.000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ và điều đáng sợ với con người hiện đại - 2

Đây là những bộ hài cốt được tìm thấy ở thành phố cổ xưa nhất lịch sử.

Ước tính có tới 25% trong số 95 bộ xương đó có vết nứt toác ở hộp sọ, cho thấy họ đã bị giết vì một cú đập rất mạnh.

33% trên tổng số 742 bộ hài cốt có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. 13% răng phụ nữ và 10% rằng nam giới bị hư hỏng, cho thấy họ có khẩu phần ăn mất cân đối, quá nhiều ngũ cốc so với các thực phẩm khác.

Điều kiện vệ sinh cực kỳ kém. Nhóm nghiên cứu nhận thấy các bức tường và sàn nhà có dư lượng phân người và động vật rất cao.

Cuộc sống chật chội, đông đúc, nhà cửa quá sát nhau khiến dịch bệnh lây lan. Đây cũng là yếu tố chính khiến Çatalhöyük biến thành một thành phố chết, theo Daily Mail.

Kiểm tra xương chân của những người thời kỳ sau, nhóm nghiên cứu nhận thấy người sống ở Çatalhöyük càng phải đi bộ nhiều hơn để tìm kiếm cái ăn hàng ngày.

Tình trạng đông đúc, thiếu thốn lương thực, dịch bệnh... đã dẫn đến tình trạng bạo lực trong thành phố. Điều này giải thích cho những bộ hài cốt chết vì bị vỡ sọ. Những bi kịch này cứ nối tiếp nhau và ngày một lan rộng như một lời nguyền, khiến cho Çatalhöyük sụp đổ sau 1.000 năm.

Çatalhöyük được coi là đô thị đầu tiên trên thế giới và người cổ xưa khi đó đã phải trải qua những gì mà người hiện đại đang phải đối mặt. Nó cho thấy những thách thức mà loài người luôn gặp phải trong đời sống đô thị”, giáo sư Larsen nói.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science.

Mở quan tài cổ nghìn năm, phát hiện hài cốt bí ẩn ở Đức

Các nhà khảo cổ học vừa khai quật một chiếc quan tài cổ niên đại 1.000 năm tại thành phố Mainz, Đức và phát hiện bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN