6 thành phố cổ nằm chồng lên nhau cao 72m ở TQ
Thành phố lâu đời nhất nằm sâu dưới lòng đất khoảng 72 mét.
6 thành phố cổ nằm chồng lên nhau vừa được khai quật ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa khai quật 6 thành phố nằm chồng lên nhau được xây dựng trong nhiều triều đại ở miền trung nước này.
Các thành phố cổ được xây dựng trong khoảng từ thời Chiến Quốc (năm 475-221 trước Công Nguyên) đến thời nhà Thanh (1644-1911). Chúng được khai quật tại khu vực Cổng Xinzheng, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, hôm 11.3, Nhân dân Nhật báo đưa tin.
Khai Phong là một trong những thành phố lâu đời nhất của Trung Quốc và từng là thủ đô của nước này trong nhiều triều đại.
Các thành phố được xây dựng trong nhiều triều đại ở miền trung nước này
Vì nằm trên bờ sông Hoàng Hà, sau khi chiến tranh tàn phá thành phố, lũ sông có thể đã chôn vùi các thành phố. Do đó, một thành phố mới tiếp tục được xây dựng chồng lên thành phố cũ, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng viết.
Chính quyền thành phố Khai Phong xác nhận sự tồn tại của 6 thành phố cổ bị chôn sâu dưới lòng đất vào năm 2006. Dự án khai quật "Thành phố trên thành phố” được khởi động vào năm 2012. Nhưng công tác khai quật chỉ vừa mới được tiến thành với địa điểm rộng tới 2.000 mét vuông.
Trong 6 thành phố, thành phố lâu đời nhất tên là Daliang nằm sâu dưới lòng đất khoảng 72m. Thành phố mới nhất nằm dưới lòng đất 3m. Các thành phố được xây dựng cách nhau khoảng 2 mét.
Lũ sông có thể đã chôn vùi các thành phố. Do đó, một thành phố mới tiếp tục được xây dựng chồng lên thành phố cũ
Khu vực 6 thành phố có nhiều tên khác nhau trong suốt hơn 2.000 năm qua. Cái tên Khai Phong được thông qua vào triều đại nhà Minh của (1368-1644) Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, phần lớn các thành phố đều được thiết kế có cùng trục đường chính, được gọi là "trục trung tâm bắc-nam".
Các thành phố cũng có nhiều đặc điểm thiết kế tương tự khác, ví dụ, nhiều cửa ngõ và các tuyến đường giao thông cũng được xây dựng với vị trí tương xứng.
Các thành phố được xây dựng cách nhau 2m