6 máy bay ném bom hạng nặng Mỹ tập trận răn đe quy mô lớn ở Thái Bình Dương

Trong cuộc tập trận để bẻ gãy các thách thức trong hai khu vực, Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với Nhật Bản. - Báo Giao Thông

Máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer được các tiêm kích của Không quân Mỹ, quân đội Nhật Bản hộ tống.

Máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer được các tiêm kích của Không quân Mỹ, quân đội Nhật Bản hộ tống.

Thể hiện cam kết ở thời điểm nhạy cảm

Ngày 18/8, Lực lượng không quân Mỹ phụ trách khu vực Thái Bình Dương báo cáo rằng các máy bay của Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã tiến hành một cuộc diễn tập liên hợp song phương quy mô lớn trên hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Bốn chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer, hai chiếc Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit (cả hai loại oanh tạc cơ này đều có khả năng mang vũ khí hạt nhân) và bốn chiếc F-15C Eagles đã thực hiện các nhiệm vụ của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom đồng thời trong cả hai khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong suốt 24 giờ.

Lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương trước đó cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động tương tự để thể hiện cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Oanh tạc cơ B-1B Lancer.

Oanh tạc cơ B-1B Lancer.

Tướng Ken Wilsbach, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Không quân Mỹ cho biết: “Sức mạnh duy nhất của chúng tôi với tư cách là Lực lượng Không quân là khả năng tạo ra các hành động phối hợp với các đồng đội, đồng minh và đối tác chung của Hoa Kỳ để thách thức các đối thủ cạnh tranh trong thời gian và địa điểm mà chúng tôi lựa chọn”.

Cũng theo tuyên bố của Tướng Ken Wilsbach, “các nhiệm vụ không quân này đã chứng tỏ năng lực và sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc đưa ra nhiều lựa chọn chủ động, có thể mở rộng nhằm nhanh chóng triển khai lực lượng nhằm hỗ trợ sứ mệnh đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Màn phô diễn sức mạnh không quân đầu tiên diễn ra khi hai chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer xuất kích từ từ Căn cứ Không quân Dyess, bang Texas và bay thẳng đến Biển Nhật Bản.

Tại vùng biển này, hai chiếc B1B Lancer hòa nhập với máy bay của lực lượng “Koku Jieitai” hay Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) để tham gia các kịch bản huấn luyện cùng nhau.

“Koku-Jieitai đã liên tục tham gia các cuộc huấn luyện song phương và tôi không nghi ngờ gì rằng những nỗ lực của chúng tôi là kết quả của việc củng cố liên minh và quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ”, Trung tướng Shunji Izutsu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không JASDF cho biết.

“Huấn luyện trong một tình huống phức tạp như thế này, không chỉ cải thiện các kỹ năng chiến thuật mà còn cả khả năng tương tác và sự tin tưởng lẫn nhau.”

Trong khi hai chiếc B-1B Lancer đang trên đường đến Biển Nhật Bản, một cặp oanh tạc cơ cùng loại khác (B-1B Lancer) cũng được lệnh cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen, Guam.

Ngoài hai phi đội B-1B Lancer, bốn chiếc chiến đấu cơ F-15C Eagles từ Căn cứ Không quân Kadena, Nhật Bản, cũng đã bay đến Biển Nhật Bản để hòa nhập với bốn chiếc B-1 nói trên.

Trong khi đó, nhóm tấn công do tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ dẫn đầu cũng đã tiến hành các hoạt động diễn tập trên Thái Bình Dương.

Máy bay ném bom B-1B Lancer.

Máy bay ném bom B-1B Lancer.

Các máy bay F-35 Lightening II được giao cho Đơn vị không quân của Thủy quân lục chiến Iwakuni, Nhật Bản cũng như các máy bay F-15J từ Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật cũng tham gia cuộc diễn tập quy mô lớn.

“Huấn luyện trong điều kiện phức tạp, tích hợp với các đồng nghiệp thuộc Lực lượng Không quân của Hoa Kỳ giúp nâng cao khả năng ứng phó với mọi tình huống bất ngờ và đối mặt với bất kỳ thách thức nào”, Chuẩn tướng Hải quân Hoa Kỳ George Wikoff, Chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan cho biết.

"Chúng tôi gia nhập lực lượng chung thể hiện cam kết vững chắc của Hoa Kỳ với các thỏa thuận quốc phòng khu vực với các đồng minh và đối tác của Mỹ ”.

Cuộc diễn tập giữa các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh khu vực châu Á Thái Bình Dương đang diễn ra căng thẳng cao độ, bắt nguồn từ việc Hoa Kỳ tuyên bố không trung lập về vấn đề Biển Đông, bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc tại vùng biển rất quan trọng tới hoạt động thương mại toàn cầu.

Trong khi đó, trong vài tuần gần đây, Trung Quốc liên tục tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn đối với lực lượng hải quân và không quân của nước này để răn đe Đài Loan, đe dọa các nước tranh chấp ở Biển Đông và cảnh cáo Mỹ.

Oanh tạc cơ tàng hình B2 Spirit làm nhiệm vụ “hủy diệt bí mật”

Máy bay ném bom B-2 Spirit.

Máy bay ném bom B-2 Spirit.

Sau khi hoàn thành quá trình gia nhập chung và huấn luyện, các máy bay chiến đấu quay trở lại căn cứ không quân ở Kadena trong khi hai chiếc B-1 bay trở về căn cứ của chúng ở Nam Dakota và hai chiếc còn lại quay về căn cứ Dyess.

" Lực lượng máy bay ném bom chiến lược thể hiện sức mạnh và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Việc phối hợp với các máy bay chiến thuật của Thủy quân lục chiến (Mỹ) cho phép chúng tôi thể hiện những lợi thế được tạo ra bởi khả năng độc đáo của riêng mình và hỗ trợ những tài sản quan trọng này ”, Trung tướng Steven Rudder, Tư lệnh Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, Thái Bình Dương cho biết.

Ông Steven Rudder cũng nhấn mạnh rằng lực lượng không quân của Hoa Kỳ và đồng minh là vô địch, cả về khả năng chỉ huy và kiểm soát các nhiệm vụ cần thiết trong môi trường toàn cầu phức tạp và năng động. Hoa Kỳ cam kết với các đồng minh và đối tác của chúng tôi trên toàn khu vực.

Oanh tạc cơ B-2 Spirit.

Oanh tạc cơ B-2 Spirit.

Ngoài ra, trong khi các chuyện tập trận huấn luyện đang diễn ra ở Biển Nhật Bản, hai Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit từ Căn cứ Không quân Whiteman, bang Missouri cũng được triển khai đến thể thể hiện “những khả năng độc đáo của riêng chúng” trong hoạt động diễn tập ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Tại Ấn Độ Dương, hai chiếc oanh tạc cơ B-2 Spirit đã tiến hành huấn luyện chiến thuật tương tác chung với các lực lượng trước khi trở về căn cứ ở Diego Garcia.

Những nhiệm vụ này cho thấy khả năng của Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu của Không quân Hoa Kỳ trong việc sẵn sàng triển khai các phương án tấn công tầm xa, hủy diệt cho các Chỉ huy Chiến đấu ở cấp khu vực mọi lúc, mọi nơi.

Lộ dàn oanh tạc cơ chiến lược TQ cùng tên lửa hành trình gần biên giới Ấn Độ

Không quân Trung Quốc hồi tháng trước đã đưa các oanh tạc cơ chiến lược H-6 đến căn cứ quân sự ở vùng núi cao phía...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN