5.000 "quái vật" bất tử, có triển vọng "lai" với người, sắp bay tới trạm không gian

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

5.000 con bọ gấu nước, "quái vật" bé nhỏ nhưng "bất tử", được cho là có bà con đang sống khỏe trên... mặt trăng, sẽ được NASA phóng lên trạm vũ trụ ISS cùng với 128 con mực dạ quang.

Đây đều là những sinh vật rất bé nhỏ nhưng có tiềm năng trở thành những con vật đầu tiên "xâm lăng" các thế giới ngoài hành tinh.

Theo Science Alert, chuyến hàng 5.128 "quái vật" này sẽ được phóng lên Trạm Không gian ISS vào chiều ngày 3-6 sắp tới bằng tên lửa Falcon 9, xuất phát từ Trung tâm Vũ trụ Kenedy ở Florida (Mỹ).

Bọ gấu nước, "quái vật" bất tử của Trái Đất - Ảnh: Live Science

Bọ gấu nước, "quái vật" bất tử của Trái Đất - Ảnh: Live Science

NASA cho biết bọ gấu nước (tardigrades) là sinh vật có chiều dài chỉ khoảng 1 cm, có khả năng sống sót sau bức xạ cực đoan, áp suất gấp 6 lần nơi đáy sâu thẳm nhất của đại dương, khi bị đun sôi hay đóng băng, thậm chí trong môi trường chân không. Các nhà khoa học khắp thế giới vẫn đang tranh cãi liệu một số cá thể của loài này có phải đang chiếm cứ... mặt trăng hay không, sau sự kiện một số con bám theo tàu vũ trụ Beresheet của Israel và rơi lại luôn khi tàu này gặp nạn, rơi xuống mặt trăng.

"Chúng đã được chứng minh là có thể sống sót và sinh sản khi bay vào vũ trụ" - phó giáo sư Thomas Boothby từ Đại học Wyongming và NASA, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết.

Một con Euprymna scolopes phát sáng dưới đáy biển - Ảnh: The Atlantic

Một con Euprymna scolopes phát sáng dưới đáy biển - Ảnh: The Atlantic

Trước đó, nhà di truyền học danh tiếng Chris Mason từ Đại học Weill Cornell (Mỹ) từng đề xuất "lai" bọ gấu nước với... con người, bằng cách đem một phần DNA của chúng hòa trộn vào bộ gene của các nhà thám hiểm vũ trụ tương lai. Các gene từ sinh vật này sẽ hoạt động như "áo giáp" bảo vệ phi hành gia khỏi các bức xạ vũ trụ nguy hại.

Theo Daily Mail, 128 con mực dạ quang đi cùng chuyến thuộc về loài Euprymna scolopes. Những con được đưa lên trạm vũ trụ là con non, dài chỉ 3 mm. Chúng có một cơ quan tạo ra ánh sáng đặc biệt, nơi vi khuẩn phát quang sinh học cung cấp cho con mực ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu của thí nghiệm này hy vọng sẽ điều tra được các vi khuẩn này tương tác với mô động vật như thế nào trong môi trường không gian. Mực con sinh ra không tự nhiên có vi khuẩn mà từ từ thu nhận từ đại dương, vì thế 128 con mực này sẽ được bổ sung vi khuẩn ngay tại ISS.

Cận cảnh sinh vật chuyên ăn lưỡi, biến chính thân mình thành lưỡi vật chủ

Một loài ký sinh trùng chuyên ăn lưỡi vật chủ, sau đó tự mình thay thế vị trí chiếc lưỡi đó trong suốt phần đời còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư (Người lao động)
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN