5 xu hướng quân sự định hình năm 2025

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các chuyên gia dự đoán năm 2025 sẽ bất định và hỗn loạn không kém năm 2024, trong đó có nhiều xu hướng quân sự cần phải theo dõi chặt chẽ.

Năm mới 2025 bắt đầu với hàng loạt sự kiện dồn dập. Tại châu Âu, các chính phủ đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ở chiến trường Ukraine, cả Moscow và Kiev tiếp tục các cuộc tấn công khốc liệt trên bộ và trên không nhằm tạo lợi thế cho các cuộc đàm phán tiềm tàng trong tương lai.

Tại Trung Đông, Syria vẫn chưa vượt qua bất ổn sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, trong khi Israel vẫn tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào nhóm vũ trang Hezbollah (Lebanon). Iran sau những tổn thất trong năm 2024 đang lo lắng dõi theo sự trở lại Nhà Trắng của người mà Tehran từng bị cáo buộc ám sát bất thành.

Những sự kiện này cho thấy năm 2025 sẽ bất định và hỗn loạn không kém năm 2024. Dưới đây là năm xu hướng quân sự quan trọng cần theo dõi trong năm 2025, theo trang The Interpreter.

5 xu hướng quân sự định hình năm 2025. Ảnh: THE NATIONAL INTERESTS

5 xu hướng quân sự định hình năm 2025. Ảnh: THE NATIONAL INTERESTS

Chiến tranh robot và thuật toán

Các hệ thống điều khiển từ xa đã xuất hiện từ Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, từ năm 2022, việc sử dụng các hệ thống này đã bùng nổ mạnh mẽ. Trong các chiến dịch tấn công gần đây, Ukraine đã sử dụng các thiết bị bay không người lái (UAV) kết hợp với các thiết bị không người lái trên mặt đất và trên biển. Cả Ukraine và Nga đều triển khai các thiết bị không người lái điều khiển bằng cáp quang.

Bên cạnh đó, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) cũng phát triển từ năm 2022, nhưng không đạt tốc độ như sự gia tăng của các thiết bị không người lái. Một số chức năng AI quan trọng đã được cải thiện trong ba năm qua bao gồm: hỗ trợ định vị mục tiêu cho UAV, thu thập thông tin tình báo nguồn mở, chống lại thông tin sai lệch, hỗ trợ chỉ huy và điều khiển, rà phá bom mìn và điều tra tội ác chiến tranh.

Một vấn đề đáng chú ý trong năm 2025 sẽ là cách các tổ chức quân sự áp dụng bài học từ Ukraine vào khu vực Thái Bình Dương và các khu vực khác. Việc các quân đội có thể giảm sự phụ thuộc vào các khí tài tốn kém có người điều khiển như máy bay, tàu chiến, xe thiết giáp, và chuyển hướng sang một sự cân bằng giữa các nền tảng có người điều khiển và không người điều khiển vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Khả năng các tổ chức quân sự thay đổi đào tạo, giáo dục, cơ cấu và học thuyết để thích nghi với môi trường mà UAV và thuật toán trở thành đối tác (thay vì chỉ là công cụ) cũng cần được quan tâm. Một khía cạnh quan trọng khác của xu hướng này là việc các quốc gia phương Tây có thể giảm phụ thuộc vào UAV và linh kiện từ Trung Quốc, đồng thời phát triển năng lực sản xuất trong nước đến mức nào.

Vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân đã thường xuyên được nhắc đến kể từ khi Nga - một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022.

Ngoài ra, các nước phương Tây cho rằng Trung Quốc đang tiến hành một cuộc mở rộng lớn đối với kho vũ khí hạt nhân và đã vượt ra khỏi chiến lược “răn đe tối thiểu” vốn duy trì trong nhiều thập niên qua. Trong khi đó, Iran, được tạp chí Bulletin of Atomic Scientists mô tả là một quốc gia trên ngưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và có thể sẽ quyết định đẩy nhanh việc chế tạo vũ khí hạt nhân trước mối đe dọa từ Israel.

Vấn đề chi tiêu quốc phòng

Các cuộc tranh luận về chi tiêu quốc phòng sẽ trở nên sôi nổi trong năm 2025, phần lớn là do các việc Tổng thống Trump yêu cầu các đồng minh và đối tác phải chi tiêu đủ cho quốc phòng.

Ông Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ tiếp tục gây áp lực buộc các đồng minh phải chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, với mục tiêu là 5% GDP đối với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Một thập niên trước, chỉ có 3/31 thành viên NATO chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng; hiện nay, hầu hết các thành viên NATO đều đạt hoặc vượt mức cơ bản này. NATO đang xem xét liệu mức cơ bản 2% có nên được nâng lên hay không.

Đối với Úc, khi chi tiêu quốc phòng chỉ vừa đạt mức 2% GDP, và một phần ngày càng lớn của ngân sách phải phục vụ cho các chương trình tàu ngầm, Canberra cũng sẽ không tránh khỏi áp lực từ phía Mỹ để gia tăng chi tiêu quốc phòng.

Chiến lược và tư thế huy động lực lượng

Ba năm qua đã chứng kiến sự gia tăng trong các nghiên cứu về việc nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng của phương Tây nhằm bổ sung kho vũ khí cung cấp cho Ukraine và chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai.

Tuy nhiên, việc huy động năng lực quốc gia đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm việc sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực, thông tin, cơ sở hạ tầng, đồng minh và ngành công nghiệp. Tất cả các quốc gia cần phải có, ít nhất một kế hoạch để mở rộng quân đội, tình báo và sản xuất trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Các thành viên NATO đã bắt đầu tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng, và Lực lượng Phòng vệ Úc (ADF) cũng đã tiến hành các nghiên cứu về huy động trong vài năm qua. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm, và đây sẽ là một xu hướng quan trọng cần theo dõi trong thời gian tới.

Một binh sĩ Đức đứng cạnh hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất ngày 23-1. Ảnh: GETTY IMAGES

Một binh sĩ Đức đứng cạnh hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất ngày 23-1. Ảnh: GETTY IMAGES

Xu hướng an ninh toàn cầu

Các nước phương Tây đang thể hiện sự lo ngại về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Iran, Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

Các nước này đang tiến hành các hoạt động huấn luyện chung, như tuần tra máy bay ném bom và tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga, và hình thành một cộng đồng học hỏi nhằm lẫn nhau để đưa ra quyết định chính trị và chiến lược, cũng như hỗ trợ lẫn nhau.

Năm 2024 đã khép lại với nhiều biến động trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, đặt nền móng cho một năm 2025 được nhận định sẽ là thời điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THẢO VY ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN