5 vũ khí uy lực của lực lượng lục quân hùng mạnh nhất thế giới

Lục quân Mỹ là một trong những lực lượng tác chiến trên bộ có kinh nghiệm chiến đấu cao nhất nhờ các cuộc chiến ở Iraq và  Afghanistan.

Lục quân Mỹ ngày nay có phần lép vế hơn các binh chủng khác như hải quân, thủy quân lục chiến.

Lục quân Mỹ ngày nay có phần lép vế hơn các binh chủng khác như hải quân, thủy quân lục chiến.

Trong số các binh chủng của quân đội Mỹ, lục quân có phần “kín tiếng nhất” vì các sứ mệnh quân sự ở nước ngoài của Mỹ hiện nay chủ yếu do hải quân và thủy quân lục chiến đảm nhiệm.

Nhưng khi nhắc đến các vũ khí uy lực, lục quân Mỹ có trang bị không hề tồi. Ngày nay, lực lượng này có hỏa lực lớn, vũ khí hiện đại, đủ sức tham chiến từ các môi trường chiến đấu hạn chế cho đến các cuộc chiến tổng lực huy động một lượng lớn phương tiện cơ giới.

Dưới đây là 5 vũ khí uy lực nhất của lục quân Mỹ, theo đánh giá của National Interest.

Trực thăng tấn công AH-64 Apache

Đây được coi là vũ khí biểu tượng và mạnh nhất của lục quân Mỹ. Dựa trên các cuộc chiến của Mỹ trong thời đại mới, không lực đã trở thành yếu tố mang tính chất quyết định.

Việc lục quân sở hữu các trực thăng giúp tăng khả năng hiệp đồng tác chiến giới mặt đất, không phụ thuộc vào không quân trong các sứ mệnh yểm trợ bộ binh.

Trực thăng Apache là phương tiện yểm trợ trên không hàng đầu của lục quân Mỹ.

Trực thăng Apache là phương tiện yểm trợ trên không hàng đầu của lục quân Mỹ.

Trực thăng AH-64 Apache có một kho vũ khí đồ sộ với pháo chính cỡ nòng 30mm, tên lửa chống tăng Hellfire và nhiều loại tên lửa, rocket khác nhau phù hợp mục đích chiến đấu.

AH-64 Apache hội tụ đầy đủ các yếu tố về tốc độ, hỏa lực và tầm hoạt động trên chiến trường, đóng vai trò “dọn đường” cho các binh sĩ dưới mặt đất.

AH-64 Apache cũng phát huy hiệu quả trong các chiến dịch săn tìm phiến quân hoặc tiêu diệt xe bọc thép của đối phương. AH-64 Apache đã chứng minh năng lực tác chiến trong nhiều cuộc xung đột lớn của Mỹ, từ chiến dịch Bão táp Sa mạc cho tới cuộc chiến dai dẳng tại Afghanistan.

Có thể nói, trực thăng tấn công không bao giờ có thể thay thế sức mạnh của lực lượng bộ binh trên mặt đất, tuy nhiên lực lượng mặt đất không thể tác chiến hiệu quả nếu thiếu sự hỗ trợ của trực thăng tấn công.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams

M1 Abrams là xe tăng chủ lực của lục quân Mỹ hiện nay. Lục quân Mỹ cũng là lực lượng duy nhất trên thế giới sử dụng đại trà mẫu xe tăng trang bị động cơ turbine.

Với khối lượng lên tới 60 tấn, được trang bị pháo cỡ nòng 120 mm, lớp giáp uranium và đạt tốc độ tối đa lên tới hơn 64 km/giờ, M1A2 Abrams được coi là một trong những mẫu xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay.

Lục quân Mỹ hiện chưa có kế hoạch thay thế các xe tăng M1 Abrams.

Lục quân Mỹ hiện chưa có kế hoạch thay thế các xe tăng M1 Abrams.

M1 Abrams đã đánh bại các xe bọc thép do Liên Xô sản xuất hồi năm 1991 trong cuộc chiến tại Iraq và có thể tiêu diệt mẫu xe tăng Type 99 tối tân của Trung Quốc.

M1 Abrams vẫn còn những điểm yếu cố hữu như kíp lái rất dễ bị tổn thương nếu đối phương dùng tên lửa chống tăng tấn công từ phía sau. Nhưng National Interest cho rằng đây là vấn đề mà xe tăng nào cũng gặp phải và khả năng sống sót của xe tăng trên chiến trường phụ thuộc vào kíp điều khiển.

Pháo tự hành M-109 Paladin

Pháo tự hành yểm trợ bộ binh đóng vai trò không thể thiếu trong biên chế lục quân Mỹ. M-109A6 Paladin là trang bị chủ lực của lục quân Mỹ.

Pháo tự hành M109 Paladin yểm trợ bộ binh từ xa.

Pháo tự hành M109 Paladin yểm trợ bộ binh từ xa.

Dòng pháo tự hành nặng 27,5 tấn này có chiều dài 9,1 m; chiều rộng 3,15 m và chiều cao 3,25 m. M109A6 Paladin được trang bị cỡ nòng 155mm cho tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, cho phép bắn mục tiêu ở khoảng cách 24km với đạn thường, hoặc lên tới 30km khi sử dụng đạn dẫn đường siêu chính xác.

Trong tương lai, lục quân Mỹ sẽ được trang bị pháo tự hành M1299, hứa hẹn mở rộng tầm bắn lên tới 100km, tốc độ bắn tăng lên tới 10 phát/phút nhờ tính năng nạp đạn tự động. Mẫu pháo tự hành mới dự kiến xuất hiện vào năm 2024.

Tên lửa chống tăng TOW

Tên lửa chống tăng TOW gây chú ý khi được phiến quân sử dụng ở Syria.

Tên lửa chống tăng TOW gây chú ý khi được phiến quân sử dụng ở Syria.

Về phương diện tên lửa chống tăng, Nga hiện vẫn là quốc gia đi đầu với phiên bản 9M133 Kornet.

Nhưng tên lửa chống tăng TOW của Mỹ ngày nay là vũ khí vác vai được sử dụng rộng rãi, chứng minh năng lực chiến đấu trên chiến trường Syria. Phiên bản TOW 2B mới nhất có khả năng tiêu diệt hiệu quả đối phương trong lô cốt và có tính năng tấn công từ trên xuống giống phiên bản Javelin.

Súng máy M-2 Browning

Súng máy M2 Browning trang bị trên xe thiết giáp Mỹ.

Súng máy M2 Browning trang bị trên xe thiết giáp Mỹ.

Mặc dù ră mắt cách đây 80 năm, song M-2 Browning vẫn được xếp vào nhóm các vũ khí yểm trợ uy lực của lục quân Mỹ. M-2 hiện vẫn hoạt động tốt sau gần một thế kỷ và được đưa vào sử dụng trong rất nhiều cuộc chiến của Mỹ.

Được phát triển từ khi cựu Tổng thống Franklin Roosevelt mới nhậm chức, súng máy M-2 cỡ nòng 12 ly 7, đã được đem đi chinh chiến ở khắp mọi nơi trên thế giới và phát huy hiệu quả trong các hoạt động chống máy bay, chống phương tiện quân sự, chống bộ binh.

Phiên bản mới được nâng cấp gần đây của M-2 là M2A1 đã được thiết kế giúp thay nòng nhanh hơn và thêm ống ngắm đêm.

Nguồn: [Link nguồn]

3 triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc

Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất thế giới, với những triều đại hùng mạnh, đạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN