5 vũ khí mạnh nhất Trung Quốc vừa "trình làng" ở Chu Hải

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều chuyên gia cho rằng các loại vũ khí mới của Trung Quốc được phát triển để đối phó với Mỹ trong bối cảnh 2 siêu cường đang cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Máy bay chiến đấu tàng hình J35-A cất cánh (ảnh: CNN)

Máy bay chiến đấu tàng hình J35-A cất cánh (ảnh: CNN)

Vừa qua, Trung Quốc đã phô diễn một loạt vũ khí mới và công nghệ quân sự tiên tiến tại triển lãm hàng không Chu Hải – sự kiện hé lộ phần nào năng lực quân sự của quốc gia tỷ dân, CNN hôm 20/11 đưa tin.

Máy bay chiến đấu tàng hình J35-A

Sau hơn một thập kỷ phát triển, tiêm kích tàng hình J-35A mẫu mới là vũ khí được chờ đợi nhất của Trung Quốc tại Triển lãm hàng không Chu Hải.

Theo CNN, J-35A là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 2 của Trung Quốc, sau khi dòng tiêm kích tàng hình J-20 được đưa vào biên chế quân đội từ năm 2017. Trung Quốc là quốc gia thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) tự sản xuất 2 dòng tiêm kích tàng hình.

Tại triển lãm Chu Hải, một số chuyên gia quân sự đã nhận thấy sự giống nhau về vẻ bề ngoài giữa tiêm kích J-35A của Trung Quốc với tiêm kích F-35 do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, J-35A được trang bị 2 động cơ, trong khi F-35 chỉ có một động cơ phản lực.

Song Xinzhi, chuyên gia quân sự Trung Quốc, cho biết, trọng lượng cất cánh tối đa của J-35A có thể lên tới 30 tấn. Ông Song cho rằng, J-35A là “bước đột phá” về chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc.

Wei Dongxu, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, cho hay, đặc điểm quan trọng của J-35A là tính linh hoạt.

“Loại tiêm kích này không chỉ có thể không chiến, mà còn có thể tấn công chính xác vào các mục tiêu trên bộ và trên biển”, ông Wei Dongxu nói.

Theo ông Dong, tiêm kích J-35A có thể mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường trong khoang chứa, bao gồm cả tên lửa hành trình cỡ nhỏ.

Hệ thống tên lửa chống đạn đạo HQ-19 với cơ chế “phóng lạnh” (ảnh: CNN)

Hệ thống tên lửa chống đạn đạo HQ-19 với cơ chế “phóng lạnh” (ảnh: CNN)

Hệ thống tên lửa chống đạn đạo HQ-19

Nhiều chuyên gia đã so sánh hệ thống phòng không HQ-19 của Trung Quốc với hệ thống thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nổi tiếng của Mỹ.

Theo CNN, HQ-19 được lắp trên khung gầm xe cơ giới, với tính cơ cơ động cao, mang theo 6 tên lửa và sử dụng cơ chế “phóng lạnh” (quả đạn nằm trong ống phóng kín và được đẩy ra ngoài bằng khí nén). Đặc điểm của HQ-19 là khả năng cơ động và đánh chặn nhanh chóng.

Một báo cáo thường niên năm 2020 của Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, hệ thống HQ-19 của Trung Quốc có thể đánh chặn các loại tên lửa với tầm bắn từ khoảng cách 3.000km.

Trong khi đó, hệ thống THAAD của Mỹ có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 150 đến 200km với độ chính xác gần như hoàn hảo.

Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ chi tiết thông số kỹ thuật của hệ thống HQ-19, nhưng một số chuyên gia nước này tuyên bố, HQ-19 có thể đánh chặn cả mục tiêu bay với tốc độ siêu thanh trong khí quyển.

“Việc đánh chặn những vũ khí như vậy rất khó khăn vì quỹ đạo khó đoán. Tuy nhiên, hệ thống radar của chúng tôi có thể theo dõi quỹ đạo phức tạp như vậy và dẫn đường cho tên lửa đánh trúng”, ông Du Wenlong – chuyên gia thuộc Học viện Khoa học Quân sự PLA – nói về HQ-19.

Theo ông Du, sự kết hợp giữa radar với tên lửa HQ-19 có thể giải quyết mục tiêu đang bay với tốc độ siêu thanh “chỉ bằng một radar và một tên lửa duy nhất”.

UAV Jetank của Trung Quốc có thể phóng hàng loạt UAV cỡ nhỏ trên không (ảnh: CNN)

UAV Jetank của Trung Quốc có thể phóng hàng loạt UAV cỡ nhỏ trên không (ảnh: CNN)

“Tàu mẹ” không người lái Jetank

Theo CNN, Jetank là loại máy bay không người lái cỡ lớn, có trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 16 tấn và sải cánh dài 25 mét. Jetank có các khoang chứa để mang theo tên lửa và bom. Ngoài ra, loại “tàu mẹ” này còn có thể cất cánh với nhiều máy bay không người lái (UAV) nhỏ hơn bên trong.

Ở độ cao nhất định, Jetank có thể phóng ra hàng loạt UAV cỡ nhỏ và tạo ra một đội hình tác chiến. Lúc này, Jetank đóng vai trò là trung tâm chỉ huy, theo CNN.

“Jetank đưa khái niệm ‘tàu mẹ’ từ biển lên không trung, cho phép triển khai cùng lúc nhiều UAV trên chiến trường bằng cách phóng chúng từ trên không”, chuyên gia quân sự Trung Quốc Du Wenlong nói.

Tàu không người lái tàng hình Orca với thiết kế 3 thân đặc biệt (ảnh: Qq.News)

Tàu không người lái tàng hình Orca với thiết kế 3 thân đặc biệt (ảnh: Qq.News)

Tàu không người lái tàng hình Orca

Orca hay JARI-USV-A là loại tàu chiến mặt nước không người lái tàng hình do Trung Quốc mới phát triển.

Theo CNN, con tàu nặng khoảng 500 tấn này được tích hợp hệ thống chống radar tiên tiến và cấu trúc 3 thân độc đáo, giúp tàu giữ ổn định trong thời tiết khắc nghiệt.

China Military Online (trang web chính thức của quân đội Trung Quốc) đưa tin, tàu Orca dài 58 mét, rộng 23 mét, có thể chạy với vận tốc 40 hải lý/giờ với tầm hoạt động 4.000 hải lý.

Là tàu chiến tự động, Orca có thể thực hiện các nhiệm vụ kéo dài mà không cần tiếp tế.

Tên lửa không đối không PL-15E Trung Quốc mới ra mắt (ảnh: CNN)

Tên lửa không đối không PL-15E Trung Quốc mới ra mắt (ảnh: CNN)

Tên lửa không đối không PL-15E

Tại triển lãm Chu Hải, Trung Quốc cũng ra mắt phiên bản mới của tên lửa không đối không tầm xa PL-15: Tên lửa PL-15E.

Theo CNN, tên lửa PL-15E được thiết kế khá nhỏ gọn, phù hợp với dòng chiến đấu cơ tàng hình J35-A của Trung Quốc. Chưa rõ sức mạnh của tên lửa PL-15E so với phiên bản PL-15 cũ hơn.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Anh), PL-15 là một trong những tên lửa không đối không mạnh nhất của Trung Quốc, với tầm bắn khoảng 200km và tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

PL-15 thường được so sánh với tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 của Mỹ.

Tiêm kích tàng hình J-35A có nét tương đồng với dòng F-35 Mỹ, song cũng mang nhiều khác biệt nhằm đáp ứng ưu tiên của không quân Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN