5 vũ khí giúp Ukraine tạo nên khác biệt và lật ngược tình thế trước Nga

Pháo phản lực M142 HIMARS, tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin, xe tăng T-72, tên lửa diệt hạm R-360 Neptune và lựu pháo M777 155mm là những vũ khí đã giúp quân đội Ukraine tạo nên khác biệt và giành ưu thế trước lực lượng Nga.

Trang 19fortyfive đã liệt kê năm loại vũ khí giúp quân đội Ukraine tạo nên sự khác biệt và giành ưu thế trước lực lượng Nga trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 9 tháng.

Pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS

Hiện không có loại vũ khí nào tạo ra nhiều tác động trong cuộc xung đột Nga-Ukraine như Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS do tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. M142 HIMARS lần đầu tiên được ra mắt vào đầu năm 1993.

Pháo phản lực M142 HIMARS. Ảnh: YouTube Screenshot

Pháo phản lực M142 HIMARS. Ảnh: YouTube Screenshot

Với tầm bắn lên tới 480 km, hệ thống M142 HIMARS đã cung cấp cho lực lượng Ukraine một nền tảng có thể nhắm mục tiêu vào các vị trí của Nga, và có thể di chuyển sang vị trí khác để tránh bị đối phương phản pháo.

Hôm 1-6, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo gói viện trợ quân sự trị giá 700 triệu USD dành cho Ukraine. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp bốn hệ thống M142 HIMARS cho Ukraine cùng với Hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) vốn có thể tấn công mục tiêu cách 64 km.

Những vũ khí này đã được Ukraine sử dụng trong hai cuộc tấn công lớn hồi tháng 8.

Tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin

Các hệ thống tên lửa chống tăng vác vai, trong đó có tên lửa FGM-148 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn Nga giành lợi thế trên chiến trường, đồng thời góp phần phá hủy hàng trăm xe tăng của Nga.

Tên lửa chống tăng Javelin được đưa vào sử dụng năm 1996 và liên tục được nâng cấp. Loại tên lửa chống tăng này được lực lượng Mỹ sử dụng rộng rãi tại Iraq và Afghanistan. Cùng với vũ khí chống tăng pháo nòng trơn AT4 của Thụy Điển và NLAW của Anh, tên lửa Javelin đã chứng minh là một loại vũ khí thích hợp để chống lại xe tăng chiến đấu chủ lực của đối phương.

Binh sĩ sử dụng hệ thống tên lửa Javelin trong một cuộc tập trận quân sự gần TP Rivne của Ukraine. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ sử dụng hệ thống tên lửa Javelin trong một cuộc tập trận quân sự gần TP Rivne của Ukraine. Ảnh: REUTERS

Hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên” (fire and forget), Javelin tự động dẫn đường đến mục tiêu, cho phép xạ thủ ẩn nấp và tránh phản pháo ngay sau khi phóng.

Đầu đạn sử dụng chất nổ mạnh HEAT của Javelin có khả năng phá hủy các mẫu xe tăng hiện đại bằng cách bay thẳng lên và lao xuống mục tiêu theo cơ chế tấn công kiểu “đột nóc”, đánh vào nơi có lớp giáp mỏng nhất của xe tăng. Bên cạnh đó, Javelin còn có thể được dùng để chống lại các công sự theo cơ chế tấn công trực tiếp.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72

Ngay cả trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt hồi cuối tháng 2, Ukraine cũng là một nước vận hành xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 có từ thời Liên Xô.

Kể từ đó, các quốc gia như Ba Lan và North Macedonia đã cam kết cung cấp cho Ukraine mẫu xe tăng này. Tuy nhiên, chính Nga cũng vô tình đã cung cấp hàng chục chiếc T-72 cho Ukraine khi các kíp lái xe tăng Nga từ bỏ xe tăng của họ trên chiến trường. Những xe tăng bị Kiev thu giữ đã nhanh chóng được sửa chữa và đưa vào phục vụ. Điều trớ trêu là khi số lượng vũ khí của Nga giảm đi thì kho vũ khí của Ukraine lại càng được lấp đầy.

Tên lửa hành trình diệt hạm R-360 Neptune

Lực lượng Ukraine đã có nhiều cơ hội sử dụng tên lửa hành trình diệt hạm R-360 Neptune do Cục thiết kế Luch của nước này phát triển.

Xe tăng trong một lễ duyệt binh nhân Ngày Độc lập của Ukraine tháng 8-2018. Ảnh: Gleb Garanich/REUTERS

Xe tăng trong một lễ duyệt binh nhân Ngày Độc lập của Ukraine tháng 8-2018. Ảnh: Gleb Garanich/REUTERS

Được phát triển dựa trên mẫu tên lửa diệt hạm Kh-35 của Liên Xô, Neptune đã chứng tỏ là một loại vũ khí rất thành công khi nó tấn công tàu hộ vệ Đô đốc Essen của Nga hồi đầu tháng 4. Chỉ vài tuần sau, Neptune lại lập công khi bắn chìm soái hạm mang tên lửa dẫn đường Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga.

Mặc dù tên lửa R-360 Neptune không được sử dụng nhiều kể từ khi tàu tuần dương lớp Slava của Nga bị bắn chìm, nhưng sự kiện đó đã góp phần nhấn mạnh khả năng của tên lửa này, đồng thời khiến Hải quân Nga phần nào hạn chế tiếp cận vùng duyên hải của Ukraine.

Lựu pháo M777 155 mm

Một vũ khí khác cũng được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tại Ukraine là lựu pháo hạng nhẹ M777 155 mm.

Mỹ đã cung cấp khoảng 126 lựu pháo M777 155 mm cùng với 226.000 viên đạn cho Ukraine.

Người Ukraine cũng đã được viện trợ đạn pháo M795 nặng 46 kg với khả năng mang 10 kg thuốc nổ TNT và có bán kính tiêu diệt khoảng 70 m, gần bằng hỏa lực hủy diệt của tên lửa Hellfire nhưng giá thành chỉ bằng một phần nhỏ.

Vũ khí có thể thay đổi bộ mặt chiến tranh

Máy bay không người lái (UAV hay Drone) là một vũ khí giá rẻ và hiệu quả đã xuất hiện trong nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang. Nó có thể không dẫn đến chiến thắng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN