5 phong tục ngày Tết dần mai một ở Trung Quốc

Cúng Táo quân là một trong nhiều phong tục dịp Tết Nguyên đán đang bị mai một ở Trung Quốc.

Người Trung Quốc xưa cho rằng đốt pháo có thể xua đuổi con Niên (ảnh: Sohu)

Người Trung Quốc xưa cho rằng đốt pháo có thể xua đuổi con Niên (ảnh: Sohu)

1. Đốt pháo

Hầu hết người Trung Quốc đều biết câu chuyên dân gian về con Niên. Theo thần thoại, vào mỗi dịp đầu năm, con Niên hung dữ thường xuất hiện, phá hoại nhà cửa và tấn công con người. Tuy nhiên, con Niên rất sợ tiếng ồn lớn.

Để xua đuổi con Niên, mỗi dịp Tết đến, người Trung Quốc thường nhồi chất dễ cháy nổ vào ống tre rồi ném vào đống lửa. Tiếng ồn phát ra được cho là có thể dọa con Niên bỏ chạy. Tục đốt pháo ngày Tết vì vậy ra đời.

Theo SCMP, vào đêm giao thừa, người Trung Quốc thường đốt một bánh pháo nhỏ để báo hiệu năm cũ đã qua, sau đó đốt thêm 3 bánh pháo lớn để đón năm mới. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng, đốt pháo có thể xua đuổi tà ma, pháo nổ càng to thì càng may mắn.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc và đặc khu Hong Kong đã ra quy định cấm người dân tự ý đốt pháo nhằm đề phòng cháy nổ và giữ an toàn.

Người Trung Quốc quan niệm Táo quân là thần bếp (ảnh: China Daily)

Người Trung Quốc quan niệm Táo quân là thần bếp (ảnh: China Daily)

2. Cúng ông Táo

Người Trung Quốc xưa cho rằng, vào tháng 12 âm lịch, Táo quân (thần bếp) sẽ tới thăm từng gia đình, ghi lại từng chuyện hay dở và lên báo lại với Ngọc Hoàng.

Vì vậy, trước đêm giao thừa, nhiều gia đình ở Trung Quốc sẽ bày lễ cúng Táo quân. Trong mâm cơm thường có các món ngọt như xôi, bánh rán, chè đỗ đỏ để cúng ông Táo. Họ cho rằng, điều này sẽ giúp ông Táo bẩm báo với Ngọc Hoàng toàn lời tốt đẹp về chủ nhà.

Tuy nhiên, phong tục cúng ông Táo đang dần biến mất ở các thành phố Trung Quốc khi nhiều gia đình chuyển sang nhà ở hiện đại, không còn sử dụng loại bếp than, củi truyền thống. Việc sắm lễ cúng ông Táo và đốt vàng mã cũng bị một số người cho là không cần thiết.

3. Kiêng tắm rửa

Theo quan niệm dân gian của người Trung Quốc, 2 ngày đầu năm mới là sinh nhật của Thủy thần (thần nước). Vị thần này sẽ tức giận khi thấy ai đó dùng nước để tắm rửa, giặt giũ. Vì vậy trong 2 ngày đầu năm mới, nhiều người Trung Quốc cho rằng không nên tắm giặt.

Cũng có quan niệm khác cho rằng, từ “tóc” trong tiếng Hán được phát âm là “fa”, đồng âm với từ “fa” trong “phát đạt”. Vì vậy, người nào tắm gội trong những ngày đầu năm mới là tự tẩy rửa đi may mắn, tài lộc.

Hiện nhiều người dân Trung Quốc đã bỏ phong tục này, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu nóng bức.

4. Không xuất hành ngày mùng 3 Tết

Người Trung Quốc xưa cho rằng, mùng 3 Tết âm lịch là ngày vị thần giận dữ sẽ ra ngoài và đi lang thang. Nếu ai đụng phải vị thần này, sẽ bị xui xẻo cả năm. Vì vậy, nhiều người Trung Quốc thường tránh ra ngoài hoặc tiếp đón người khác vào ngày mùng 3 Tết.

Ngày nay, quan niệm trên đã không còn phổ biến. Một số người tránh ra ngoài vào ngày mùng 3 Tết thường là để ngủ nướng.

Người Trung Quốc thường dọn dẹp trong nhà vào những ngày cận Tết (ảnh: SCMP)

Người Trung Quốc thường dọn dẹp trong nhà vào những ngày cận Tết (ảnh: SCMP)

5. Không quét nhà những ngày đầu năm

Người Trung Quốc xưa cho rằng, quét nhà, dọn nhà vào những ngày đầu năm mới đồng nghĩa với việc “quét” cả may mắn, tiền tài ra khỏi nhà. Vì vậy, hầu hết các gia đình ở Trung Quốc đều cố gắng dọn nhà thật sạch trước đêm giao thừa và không động đến chổi từ 2 – 5 ngày đầu năm.

Phong tục này vẫn được duy trì ở vùng nông thôn Trung Quốc nhưng mai một dần ở các thành phố lớn. Một số người Trung Quốc muốn giữ nhà cửa sạch sẽ hơn là kiêng kị cây chổi.

Hoàng đế Trung Hoa Càn Long ”ăn Tết” Nguyên đán ra sao

Càn Long – một trong những vị hoàng đế quyền lực nhất thế giới vào thế kỷ 18 – liệu có “ăn Tết” giống người thường?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – SCMP ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN