5 'bước đi' tiếp theo của Mỹ tại Biển Đông
Trang War on the Rock phân tích năm "bước đi thông minh" sắp tới của Mỹ tại Biển Đông.
Trang phân tích War on the Rock (Mỹ) hôm 22-7 đã đưa bài phân tích của chuyên gia Zack Copper và Bonnie Glaser, nêu bật năm sự lựa chọn của Mỹ sắp tới tại Biển Đông nhằm đối phó Trung Quốc.
Theo đó, các chuyên gia đánh giá năm sự lựa chọn là “bước đi thông minh” của Mỹ, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và phù hợp với lợi ích của các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, cụ thể là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.
Lực lượng hải quân của Mỹ tại Biển Đông. Ảnh: WAR ON THE ROCK
Trừng phạt kinh tế Trung Quốc
Mỹ có thể sẽ xử phạt các công ty nhà nước Trung Quốc sở hữu các tàu có hành vi đánh bắt, khảo sát hoặc thăm dò dầu khí trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của các bên liên quan tại Biển Đông.
Các lệnh trừng phạt cũng nhắm đến các tàu hoặc cá nhân nghiên cứu khoa học biển có liên quan đến lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân quân biển Trung Quốc.
Tăng cường tuần tra
Mỹ có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuần tra để thách thức hoặc xua đuổi các tàu đánh cá hoặc tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước tại Biển Đông.
Để khuyến khích các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình, Mỹ có thể sẽ cung cấp các đoạn video giám sát để làm rõ các hành vi "cưỡng ép" của Trung Quốc, cũng như trao đổi thông tin tình báo để giúp các nước phản ứng hiệu quả hơn.
Hỗ trợ trực tiếp đồng minh và đối tác
Mỹ có thể xem xét hỗ trợ trực tiếp đồng minh và đối tác trong khu vực bằng cách tăng cường sự hiện của tàu chiến Mỹ đến khu vực, nhằm truyền một tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc liên quan hoạt động quấy rối của các tàu nghiên cứu, tàu bảo vệ bờ biển, và tàu dân quân biển nước này.
Hải quân Mỹ hồi tháng 5 đã triển khai tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords đến khu vực phía nam Biển Đông, gần khu vực tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella do công ty dầu khí Petronas (Malaysia) vận hành.
Xây dựng năng lực của đồng minh và đối tác
Các nhà lãnh đạo Mỹ có thể sẽ tìm cách giúp các đồng minh và đối tác trong khu vực xây dựng năng lực riêng để chống lại sự “cưỡng bức” của Trung Quốc.
Cuối tháng 5, các thành viên chủ chốt của Quốc hội Mỹ đã công khai đề nghị khoản ngân sách quân sự mới để tăng cường sức mạnh răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc ở Thái Bình Dương. “Chương trình Răn đe Thái Bình Dương" (Pacific Deterrence Initiative) của Mỹ sẽ tập trung các nguồn lực vào việc ngăn chặn các khả năng quân sự quan trọng của Trung Quốc, cũng như mang lại sự an toàn cho các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Mỹ cũng có thể tìm cách giúp các quốc gia trong khu vực áp đặt các hình phạt lên Trung Quốc liên qua các hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển cũng như vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) liên quan việc bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy các tuyên bố chung cứng rắn
Mỹ sẽ cùng các đồng minh và đối tác chung chí hướng đưa ra các tuyên bố chung cứng rắn hơn để hỗ trợ quyền lợi hợp pháp của các bên tại Biển Đông.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa chĩa mũi dùi công kích Trung Quốc, kêu gọi Mỹ và đồng minh phải sử dụng những...