400 khối phóng xạ của phát xít Đức biến đi đâu?
Hàng trăm khối phóng xạ ở trái tim của lò phản ứng hạt nhân do các nhà khoa học phát xít Đức chế tạo suốt một thời gian dài là mục tiêu tìm kiếm của các nhà nghiên cứu Mỹ.
Hàng trăm khối phóng xạ (như trong hình), bị thất lạc ở Đức sau Thế chiến 2.
Theo Daily Mail, sau khi tình cờ nhận được một khối phóng xạ, nhà nghiên cứu Timothy Koeth đến từ Đại học Maryland, Mỹ, đã tìm hiểu về lịch sử các khối phóng xạ này và đặt câu hỏi rằng hàng trăm khối tương tự đã đi đâu sau Thế chiến 2.
Lò phản ứng hạt nhân do phát xít Đức chế tạo trong giai đoan cuối Thế chiến 2 sau này bị quân đội Mỹ phá hủy. 644 khối phóng xạ uranium được đem về Mỹ.
Lò phản ứng B-VIII của Đức quốc xã được chế tạo tại một phòng thí nghiệm ở Berlin. Nơi này ngày nay trở thành bảo tàng phục vụ khách tham quan.
Ở trung tâm của lò phản ứng là 644 khối uranium, mỗi khối có kích thước 5cm. Chúng được buộc lại với nhau bằng dây nối. Các khối uranium này sau đó được nhúng vào nước nặng, có tác dụng điều chỉnh phản ứng hạt nhân.
Quá trình phân rã phóng xạ tạo ra năng lượng gấp hàng triệu lần so với phản ứng hóa học. Năng lượng hình thành từ quá trình phân hạch hạt nhân này có thể được sử dụng để biến nước thành hơi nước, điều khiển tuốc bin và sản xuất điện.
644 được buộc lại với nhau ở trái tim của lò phản ứng.
“Phát xít Đức đã tiến rất gần đến việc chế tạo lò phản ứng hạt nhân hoàn chỉnh”, giáo sư Koeth nói. “Nhưng không đủ uranium trong lõi nên dự án chưa thành công”.
Theo giáo sư Koeth, với một lò phản ứng như phát xít Đức xây dựng, cần thêm một nửa số lượng khối uranium nữa.
Trong quá trình tìm hiểu, giáo sư Koeth tình cờ biết rằng vẫn còn 400 khối phóng xạ khác được tạo ra ở Đức trước khi Thế chiến 2 kết thúc.
Vấn đề của Đức khi đó là chia nhỏ nguồn lực để khiến các nhà khoa học tự nghiên cứu, cạnh tranh lẫn nhau. “Nếu 400 khối phóng xạ đó được tập trung tại một chỗ cùng 644 khối phóng xạ trong lò phản ứng thì nghiên cứu của phát xít Đức có thể đã thành công”.
Mô hình lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của phát xít Đức.
Năm 2013, giáo sư Koeth tình cờ nhận được một khối phóng xạ nặng 2,3kg. “Nó thực sự rất nặng so với kích thước nhỏ bé. Mọi người hoàn toàn kinh ngạc khi nhìn thấy nó”.
Theo giáo sư Koeth, 400 khối phóng xạ mà quân đội Mỹ khi đó bỏ sót ở Đức, được đem bán ở chợ đen. “Các khối phóng xạ này được phân phối đi khắp nơi ở châu Âu”, Miriam Hiebert, đồng nghiệp của giáo sư Koeth, nói.
Giáo sư Koeth và Hiebert bày tỏ mong muốn bất cứ ai có thông tin về các khối phóng xạ thì có thể liên lạc với nhóm nghiên cứu qua email. “Chúng tôi hi vọng có thể nói chuyện với nhiều người nhất có thể, những người từng nhìn thấy các khối phóng xạ này”.
Nghiên cứu mới được công bố đầy đủ trên tạp chí Physics Today.
Các mảnh vụn phóng xạ lưu trữ trong dòng sông băng đang trở thành một quả bom hẹn giờ nguy hiểm, trong bối cảnh băng không...