4 tiêm kích “không có đối thủ” Ấn Độ đủ sức đả bại chiến đấu cơ Trung Quốc
4 tiêm kích “phượng hoàng bầu trời” Rafale sẽ có mặt ở Ấn Độ trong tháng 7, chậm 2 tháng so với kế hoạch vì đại dịch Covid-19 và là sự bổ sung đáng giá trong bối cảnh căng thẳng biên giới Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc leo thang.
Mỗi chiếc Rafale có giá thành lên tới 79 triệu USD.
Theo Express, đây là 4 chiếc tiêm kích Rafale đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, nằm trong đơn hàng 36 chiếc do Ấn Độ ký với Pháp vào năm 2016.
Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ ký nhận tiêm kích Rafale đầu tiên tại nhà máy Dassault Aviation, tây nam Pháp. Các phi công Ấn Độ đã sẵn sàng để điều khiển 4 chiếc Rafale đầu tiên trở về Ấn Độ.
Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, New Delhi đã hối thúc Paris chốt ngày bàn giao tiêm kích, sau khi hai bên lỡ thời điểm tháng 5.2020 vì đại dịch Covid-19.
Nguồn tin quốc phòng Ấn Độ tiết lộ: “4 chiếc đầu tiên bao gồm 3 chiếc Rafale với hai chỗ ngồi sẽ có mặt tại căn cứ Ambala ngay trong tháng 7”.
Phiên bản Rafale nhà sản xuất Pháp chế tạo riêng cho Ấn Độ được trang bị nhiều công nghệ đặc biệt, gồm kính chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ bay do Israel sản xuất, hệ thống cảnh báo chiếu xạ radar và hệ thống gây nhiễu thế hệ mới.
“Các máy bay đầu tiên sẽ có số hiệu RB ở phần đuôi, gợi nhớ đến cựu tư lệnh không quân RKS Bhadauria, người đóng vai trò quan trọng ‘chốt’ đơn hàng mua tiêm kích”, nguồn tin cho biết thêm.
Các phi công Ấn Độ sẽ trực tiếp lái máy bay trở về căn cứ, dưới sự hướng dẫn của phi công Pháp. Một máy bay tiếp nhiên liệu của Pháp sẽ chờ sẵn ở Trung Đông.
“Từ Trung Đông trở về Ấn Độ, các máy bay sẽ có một lần tiếp nhiên liệu nữa do máy bay IL-78 của Ấn Độ đảm nhận”, nguồn tin cho biết.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kiên quyết không nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề biên giới.
7 phi công Ấn Độ hiện đã hoàn thành xong khóa huấn luyện tại căn cứ Pháp và nhóm thứ hai sẽ được đưa đến Pháp ngay khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc.
Ước tính Ấn Độ sẽ chi tới 8,7 tỉ USD để mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp. Đây cũng là đơn hàng vũ khí đắt giá nhất của Ấn Độ cho đến nay.
Các máy bay trở về Ấn Độ được trang bị sẵn các vũ khí tối tân của Pháp như tên lửa không-đối-không tầm xa Meteor và tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP.
Giới quan sát đánh giá “Phượng hoàng bầu trời” Rafale có năng lực tấn công tầm xa trên không và không kích chính xác trên mặt đất đồng đều. Các máy bay hiện có của Pakistan và Trung Quốc không phải là đối thủ của tiêm kích Rafale.
Ấn Độ bất ngờ "chê tơi tả" Su-30MKI, nhận xét kém xa Rafale của Pháp. Chiến đấu cơ “xương sống” của không quân Ấn Độ hiện nay là Su-30MKI, được sản xuất theo hợp đồng chuyển giao công nghệ của Nga.
Ấn độ đã phàn nàn rất nhiều về năng lực của Su-30MKI và cho rằng tiêm kích Rafale là sự thay thế xứng đáng.
Sự xuất hiện của các tiêm kích Rafale sẽ giúp Ấn Độ tăng cường năng lực bảo vệ biên giới, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan leo thang.
Theo The Aviationist, phương Tây luôn xếp Rafale trên Su-35 của Nga trong các bảng xếp hạng chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới. Rafale chỉ chịu lép vế trước các tiêm kích tàng hình.
Truyền thông Ấn Độ mới đây đã tiết lộ thêm thông tin về cuộc đụng độ biên giới gần đây với Trung Quốc ở Sikkim...
Nguồn: [Link nguồn]