4 siêu chiến hạm Mỹ từng khiến Triều Tiên gặp “ác mộng”

Hải quân Mỹ từng huy động 4 thiết giáp hạm mạnh nhất đến “dội bão lửa” lực lượng Triều Tiên và Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

4 siêu chiến hạm Mỹ từng khiến Triều Tiên gặp “ác mộng” - 1

Thiết giáp hạm USS New Jersey khai hỏa toàn bộ pháo chính cỡ nòng 406mm.

Theo National Interest, trong những tháng cuối Thế chiến 2, thiết giáp hạm của hải quân Mỹ xuất hiện ở khắp quần đảo Nhật Bản, nã pháo vào các khu công nghiệp, quân sự và hậu cần của phát xít Nhật.

Quân Nhật vì thiếu tàu chiến, máy bay và nhiên liệu nên không thể phòng thủ được khu vực bờ biển trước sức tấn công khủng khiếp của thiết giáp hạm Mỹ.

Sau chiến tranh, đa số thiết giáp hạm Mỹ đều bị loại bỏ, chỉ giữ lại một vài chiếc trong lực lượng dự bị. Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950 khiến Mỹ phải gấp rút đưa các siêu chiến hạm ở thời điểm đó quay trở lại.

4 thiết giáp hạm lớp Iowa của Mỹ đã gieo rắc cơn ác mộng cho lực lượng Triều Tiên và Trung Quốc trong suốt cuộc chiến tranh kéo dài 3 năm.

Tháng 6.1950, Triều Tiên khiến Mỹ và các đồng minh bất ngờ khi mở cuộc tổng tiến công Hàn Quốc với lượng lớn bộ binh và xe tăng. USS Missouri là thiết giáp hạm duy nhất của Mỹ sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm đó.

Con tàu áp sát bán đảo Triều Tiên vào ngày 19.9.1950, không ngừng nã pháo dồn dập bảo vệ chốt chặn cuối cùng của đồng minh Hàn Quốc ở Incheon.

Siêu chiến hạm Mỹ góp công không nhỏ giúp thay đổi cục diện trên chiến trường vào tháng 11.1950. Một tháng sau, USS Missouri đóng vai trò quan trọng giúp quân đội Mỹ rút lui thành công trước đợt tấn công bất ngờ từ quân đội Trung Quốc.

4 siêu chiến hạm Mỹ từng khiến Triều Tiên gặp “ác mộng” - 2

Kích thước thiết giáp hạm USS Iowa so với tàu sân bay USS Midway của Mỹ.

Ở thời điểm đó, tướng lĩnh quân đội Mỹ đã có kế hoạch đưa 3 tàu tuần dương hạng nặng lớp Des Moines từ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải tới Triều Tiên.

Các chiến hạm này, trang bị pháo tự động 200mm, có sức công phá không hề thua kém thiết giáp hạm. Nhưng cuối cùng, các tàu thuộc lớp Des Moines vẫn phải ở lại răn đe Liên Xô.

Thay vào đó, quân đội Mỹ khôi phục 3 thiết giáp hạm lớp Iowa khác từ lực lượng dự bị. Các tàu Iowa, New Jersey và Wisconsin ngay lập tức khởi hành đến Triều Tiên cùng với một số tàu tuần dương hộ tống.

Mỗi thiết giáp hạm trong số 4 chiếc Mỹ điều đến bán đảo Triều Tiên đều đóng vai trò soái hạm của hạm đội, dẫn đầu lực lượng hải quân yểm trợ bộ binh từ trên biển.

Pháo chính cỡ nòng 406mm và hàng chục khẩu pháo phụ 120mm đã “dội bão lửa” vào lực lượng Triều Tiên và Trung Quốc đóng quân ven biển.

Ngay cả mạng lưới hang động, nơi cất giấu pháo binh và trung tâm chỉ huy cũng không thoát khỏi loạt đạn pháo từ các thiết giáp hạm Mỹ.

Đợt pháo kích trải dài tới 32km vào sâu trong đất liền đã không ít lần làm gián đoạn kế hoạch tiếp vận cho quân đội ở tiền tuyến của Triều Tiên.

Triều Tiên và Trung Quốc từng cố gắng đáp trả các tàu chiến Mỹ nhưng không quân Mỹ với lực lượng vượt trội hoàn toàn đã giúp kiểm soát tình hình. Thiết giáp hạm Mỹ nã pháo chuẩn xác đến mức Triều Tiên không có cơ hội đưa pháo đến sát bờ biển.

Thiết giáp hạm Mỹ vẫn tiếp tục yểm trợ bộ binh cho đến tháng 3.1953, gần thời điểm chiến tranh kết thúc. Vào thời điểm đó, các đợt pháo kích cũng không còn hiệu quả vì Triều Tiên đã biết cách đưa các cơ sở quân sự và binh sĩ đóng quân ở ngoài tầm tấn công của thiết giáp hạm Mỹ.

4 siêu chiến hạm Mỹ từng khiến Triều Tiên gặp “ác mộng” - 3

Pháo chính gắn trên USS Iowa có thể đánh trúng mục tiêu xa tới 32km.

Các oanh tạc cơ Mỹ cũng có lợi thế áp sát đối phương để rải bom hơn. Nhưng theo National Interest, không thể phủ nhận sự hiện diện của 4 thiết giáp hạm Mỹ đã tạo ra áp lực tâm lý nhất định lên Triều Tiên.

Năm 1958, toàn bộ 4 thiết giáp hạm Mỹ quay trở lại lực lượng dự bị. Khác với số phận của các thiết giáp hạm khác, tàu chiến lớp Iowa một lần nữa quay trở lại chiến đấu và hiện đại hóa vào những năm 1980.

Các thiết giáp hạm lớp Iowa được trang bị thêm 32 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk và 16 ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon.

Lần cuối cùng các thiết giáp hạm này tham chiến là nhiệm vụ yểm trợ ven bờ trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Chính các thiết giáp hạm Mỹ đã khiến Trung Quốc và Triều Tiên phải thay đổi chiến lược quân sự, nâng cao khả năng phòng thủ ven bờ.

Ngày nay, Trung Quốc không ngừng hiện đại hóa quân đội, hướng đến mục tiêu vươn ra vùng biển xa bờ. Hải quân Triều Tiên trong khi đó vẫn tập trung vào chiến lược phòng thủ bờ biển.

National Interest kết luận, các thiết giáp hạm lớp Iowa ngày nay gần như không có cơ hội quay trở lại bán đảo Triều Tiên. Nhưng trong trường hợp xung đột nổ ra, Mỹ sẽ sử dụng các tàu khu trục phóng tên lửa hành trình.

Nhiệm vụ pháo kích ven bờ khi đó sẽ được giao cho khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt mới nhất của hải quân Mỹ.

Trận thua đau của Mỹ trước quân Triều Tiên

Trong những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, đơn vị quân đội Mỹ được giao nhiệm vụ chặn bước tiến của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN