3 sơ sót của đội vệ sĩ vụ ông Abe bị bắn

Qua các video và hình ảnh từ hiện trường, giới chuyên gia an ninh cho rằng, đội vệ sĩ của ông Abe đã mắc nhiều sơ sót nghiêm trọng, cho phép nghi phạm tiếp cận cựu Thủ tướng Nhật Bản từ phía sau và nổ phát súng chí mạng thứ 2.

Một vệ sĩ tay không lao vào khống chế nghi phạm bắn ông Abe (ảnh: Washington Examiner)

Một vệ sĩ tay không lao vào khống chế nghi phạm bắn ông Abe (ảnh: Washington Examiner)

“Sơ suất đầu tiên là các vệ sĩ không lập hàng rào ngăn cách ông Abe với đám đông (khi ông Abe bắt đầu phát biểu). Biện pháp này đôi khi không được thực hiện nếu yếu nhân muốn tiếp xúc với những người xung quanh. Tuy nhiên, trong các cuộc phát biểu của nhân vật quan trọng như ông Abe, đội bảo vệ cần dựng hàng rào vật cản hoặc hàng rào người, nhằm ngăn chặn những mối đe dọa tiềm tàng”, Tom Rogan – chuyên gia an ninh Mỹ Tom Rogan – nhận xét trên Washington Examiner.

Theo ông Washington Rogan, sơ suất thứ 2 đến từ sĩ quan chỉ huy đội vệ sĩ. Là người chịu trách nhiệm che chắn và sơ tán ông Abe nếu có nguy cơ mất an toàn, nhưng sĩ quan này lại đứng quá xa cựu Thủ tướng.

“Những thành viên khác trong đội vệ sĩ lẽ ra cũng cần ở gần ông Abe để che chắn xung quanh. Nếu làm vậy, họ có thể cứu thoát ông ấy khỏi phát bắn chí mạng thứ 2”, ông Rogan nói.

Video hiện trường cho thấy, khoảng 3 giây sau phát bắt thứ nhất, nghi phạm mới nổ súng lần thứ 2.

3 sơ sót của đội vệ sĩ vụ ông Abe bị bắn - 2

Vệ sĩ của ông Abe không dựng khiên chống đạn mà dùng cặp để che chắn cho cựu Thủ tướng (ảnh: Washington Examiner)

Năm 2016, các mật vụ Mỹ đã thể hiện phản ứng phù hợp khi 2 ứng viên tranh cử Tổng thống là Donald Trump và Bernie Sanders đang diễn thuyết. Khi người có hành động quá khích lao tới bục phát biểu, các đặc vụ Mỹ nhanh chóng tách thành 2 nhóm. Một nhóm che chắn và nhóm còn lại ngăn cản đối tượng lao đến. Chiến thuật này có tác dụng cản tầm nhìn của đối tượng muốn tấn công.

Sơ suất thứ 3 của đội vệ sĩ trong vụ ông Abe bị bắn là họ đã thể hiện sự lưỡng lự rõ ràng. Khi nghi phạm nổ phát súng đầu tiên, ông Abe dường như không trúng đạn và vẫn có thể chậm rãi quay lại phía sau. Thay vì ngay lập tức lao đến bảo vệ ông Abe khi tình hình biến đổi, một số vệ sĩ lại giật mình và đứng chôn chân. Chỉ đến khi nghi phạm nổ phát súng thứ 2, các vệ sĩ mới kịp thời chạy đến chỗ ông Abe.

“Mật vụ Mỹ và một số đơn vị cận vệ khác được đào tạo rất kỹ để loại bỏ sự chần chừ. Họ được huấn luyện để phản ứng ngay với mối đe dọa, thay vì đứng suy nghĩ về hành động tiếp theo”, ông Rogan.

“Trong vụ ám sát ông Abe, có 2 vệ sĩ đã thể hiện sự dũng cảm khi chắn giữa ông Abe và nghi phạm. Nhưng cũng chỉ có 2 người này tìm cách ngăn cản phát đạn thứ 2 và hỗ trợ Abe khi ông ngã gục. Ít nhất 7 giây đã trôi qua từ lúc nghi phạm nổ phát súng đầu tiên đến khi một số vệ sĩ tiếp cận được ông Abe”, ông Rogan nói.

Năm 1992, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bị một người biểu tình tiếp cận ở Las Vegas. Các đặc vụ mất 4 giây để vây lấy ông Reagan. Tuy nhiên, hành động của họ vẫn bị cấp trên khiển trách là quá chậm chạp và coi đây là thất bại nghiêm trọng.

Nhìn lại hai ”sự biến” chấn động khiến Thủ tướng, cựu Thủ tướng Nhật Bản tử vong

Đây là những vụ sát hại lãnh đạo quốc gia cuối cùng xảy ra ở Nhật Bản, trước khi cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị bắn tử vong hôm 8.7.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Washington Examiner ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN