4 năm làm Tổng thống Mỹ, ông Trump ảnh hưởng đến thế giới ra sao?
Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố Mỹ là “quốc gia vĩ đại nhất thế giới”. Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew, ông Trump không làm được gì nhiều để khiến thế giới tích cực hơn hoặc cải thiện hình ảnh của Mỹ trên trường quốc tế.
Thế giới đã có nhiều thay đổi kể từ khi ông Trump lên nắm quyền (ảnh: BBC)
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
4 năm làm Tổng thống Mỹ, nhiều người vẫn nghi ngờ về việc ông Trump có coi biến đổi khí hậu là thật hay không. Tổng thống Trump từng phát biểu rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu là “một trò lừa bịp tốn tiền”.
Ông Trump đã khiến nhiều đồng minh và gần 200 nước khác chán nản khi tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris.
Mỹ là quốc gia phát thải carbon lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, quan điểm của ông Trump về môi trường khiến cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu gặp nhiều khó khăn. Nếu Tổng thống Trump tái đắc cử, có thể tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ trở nên mất kiểm soát.
Việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris chính thức có hiệu lực vào ngày 4.11 – chỉ một ngày sau bầu cử tổng thống. Ông Biden đã chỉ trích ông Trump và cam kết sẽ tái gia nhập Thỏa thuận Paris nếu đắc cử.
Thái độ của ông Trump đối với biến đổi khí hậu còn gián tiếp tạo điều kiện cho Brazil, Ả Rập Saudi chậm trễ trong tiến độ cắt giảm khí thải đúng cam kết.
Nhiều chuyên gia môi trường không mong ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ (ảnh: BBC)
2. Vấn đề Trung Đông
Năm 2019, ông Trump tuyên bố sẽ chấm dứt những “cuộc chiến bất tận” của quân đội Mỹ ở Trung Đông.
“Một quốc gia vĩ đại thì không nên chiến đấu trong các cuộc chiến bất tận”, ông Trump tuyên bố.
Tuy nhiên, ông Trump lại gây tranh cãi lớn với kế hoạch “hòa bình Trung Đông” của mình. Ông Trump đi ngược lại quan điểm của những tổng thống tiền nhiệm khi chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem và công nhận khu vực này là thủ đô Israel.
Palestine – quốc gia đang tranh chấp Jerusalem với Israel – kịch liệt phản đối quyết định của Mỹ. Quan hệ giữa Israel với Palestine cũng ngày càng căng thẳng sau quyết định đột ngột của ông Trump.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ cũng suýt nữa rơi vào một cuộc chiến tranh với Iran.
“Iran sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sinh mạng hoặc thiệt hại lại bất kỳ cơ sở ngoại giao nào của Mỹ. Họ sẽ phải trả giá đắt”, ông Trump đăng trên Twitter ngày 30.12.2019.
Vài ngày sau, một sự kiện chấn động toàn cầu nổ ra. Mỹ sát hại tướng Qasem Soleimani của Iran.
Iran đáp trả bằng cách bắn hơn 10 tên lửa đạn đạo vào 2 căn cứ Mỹ ở Iraq. Hơn 100 binh sĩ Mỹ bị thương sau vụ tấn công. Cả thế giới “nín thở” theo dõi từng động thái của ông Trump.
Trong vụ tấn công, Iran cũng mắc sai lầm khi bắn nhầm một máy bay chở khách của Ukraine. Toàn bộ 176 hành khách trên chuyến bay tử vong. Hiện tại, Iran vẫn coi Mỹ là “kẻ thù” và tuyên bố sẽ tiếp tục trả đũa Mỹ khi có cơ hội. Tình hình Trung Đông vẫn “căng như dây đàn” dù sự hiện diện quân đội Mỹ có giảm.
Ông Trump – đại diện cho tư tưởng “nước Mỹ trên hết” (ảnh: BBC)
3. “Nghệ thuật” thương mại toàn cầu kiểu ông Trump
Tổng thống Trump dường như “coi thường” tất cả những giao dịch mà ông không đứng ra thảo luận, theo BBC News.
Ngay ngày đầu tiên nắm quyền, ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – thỏa thuận thương mại quan trọng giữa 12 nước. Ông Trump cho rằng thỏa thuận này là “khủng khiếp”, bất chấp sự níu kéo của Nhật Bản.
Ông Trump cũng đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico. Ông gọi đây là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất lịch sử Mỹ”. Nội dung của Hiệp định cũng chẳng thay đổi nhiều sau đàm phán.
Quan điểm của ông Trump là “nước Mỹ trên hết”. Trong quan hệ thương mại với bất cứ nước nào, Mỹ cũng phải là bên có lợi. Tư tưởng của ông Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ khi ông mới ra tranh cử. Năm 2016, nhiều người Mỹ đang rơi vào thất nghiệp và họ cho rằng, những thỏa thuận thương mại “bất lợi” của Mỹ với nước ngoài là nguyên nhân.
Tuy nhiên, số liệu gần đây cho thấy, Mỹ vẫn là nước nhập siêu nhiều hơn xuất siêu. Đặc biệt là trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, Mỹ là bên lỗ hàng tỷ USD.
Quan điểm “bảo thủ” của ông Trump cũng bị cho là khiến đồng minh truyền thống ngày càng xa rời Mỹ. Nếu chỉ có một mình, Mỹ sẽ không đủ sức kiềm chế Trung Quốc, đặc biệt là khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Nga ngày càng tốt đẹp, theo BBC News.
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát (ảnh: CGTN)
4. Quan hệ với Trung Quốc
Một cuộc thương chiến gay gắt do Tổng thống Trump phát động đã khiến quan hệ Mỹ - Trung “lao dốc”. Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau đã khiến thế giới lo ngại.
Vài tháng gần đây, quan hệ Trung – Mỹ được đánh giá là “chạm đáy” khi ông Trump chỉ trích Bắc Kinh về hàng loạt vấn đề, đặc biệt là dịch Covid-19. Mỹ cũng tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan – điều khiến Bắc Kinh không thể không tức giận.
Giữa căng thẳng Mỹ - Trung, nhiều nước trên thế giới đang chịu sức ép phải chọn phe. Chủ nghĩa đa phương hóa toàn cầu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chủ nghĩa bảo hộ mà ông Trump đại diện.
Trước những lo ngại của quốc tế về phong cách ngoại giao kiểu “chiến binh sói”, Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi hình...
Nguồn: [Link nguồn]