4 lối thoát phi quân sự cho xung đột Nga - Ukraine

Để giải quyết các căng thẳng ở biên giới Ukraine, truyền thông Anh đã đề xuất 4 lối thoát phi quân sự nhằm giảm tối đa tổn thất về người và của cho các bên.

Nếu Nga tấn công Ukraine, hàng nghìn người có thể sẽ chết. Nhiều người khác có thể bỏ trốn khỏi đất nước. Tổn thất kinh tế và khủng hoảng nhân đạo sẽ rất lớn. Tuy nhiên, hiện Nga vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng xung quanh Ukraine, và phương Tây tiếp tục đe dọa hậu quả nghiêm trọng nếu Moscow bước qua biên giới.

Đài BBC (Anh) ngày 10-2 đã đưa ra một số giải pháp ngoại giao, mở ra cơ hội cho các bên tìm kiếm một nền hòa bình và ổn định lâu dài.

Phương Tây thuyết phục Tổng thống Putin rút lui

Theo kịch bản này, bằng cách thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng thiệt hại sẽ lớn hơn lợi ích, các cường quốc phương Tây có thể ngăn chặn hiệu quả tất cả cuộc tấn công từ Nga.

Phương Tây có thể thuyết phục Nga rằng thương vong về người, các lệnh trừng phạt kinh tế và tác động ngoại giao có thể lớn đến mức tồi tệ nhất ngay cả khi Moscow đạt được lợi ích quân sự trên chiến trường. 

Từ trái qua: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP

Từ trái qua: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP

Những tác động đó có thể khiến ông Putin cân nhắc hành động của mình. Việc Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ một phản ứng quân sự ở Ukraine sẽ khiến Nga sa lầy vào một cuộc chiến tốn kém trong nhiều năm. Ngoài ra, các tổn thất từ một cuộc tấn công Ukraine có thể làm giảm sự ủng hộ trong nước và do đó đe dọa sự lãnh đạo của ông Putin.

Đổi lại, phương Tây phải cho phép ông Putin tuyên bố chiến thắng ngoại giao. Ông Putin có thể khẳng định rằng cuối cùng ông đã thu hút được sự chú ý của phương Tây và các nhà lãnh đạo của nước này đang giải quyết điều mà họ gọi là "những lo ngại về an ninh chính đáng". Nga có thể chứng minh họ là một cường quốc và sẽ tăng cường hiện diện ở Belarus.

Một thỏa thuận an ninh Nga-NATO mới

Các cường quốc phương Tây đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không thỏa hiệp trên các nguyên tắc cốt lõi, chẳng hạn như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và quyền kết nạp thêm thành viên của NATO.

Dù vậy, Mỹ và NATO vẫn có khả năng tìm ra điểm chung trong các vấn đề an ninh rộng lớn của châu Âu.

Điều này có thể bao gồm việc hồi sinh các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đã hết hiệu lực để giảm số lượng tên lửa của cả hai bên, tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin giữa lực lượng Nga và NATO, minh bạch hơn về các cuộc tập trận quân sự và vị trí của tên lửa, và hợp tác thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

Moscow từng nói những vấn đề này sẽ không đủ để làm giảm mối lo chiến lược của họ rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ khiến an ninh của Nga bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu việc triển khai tên lửa của NATO bị giảm đáng kể, điều đó ít nhất có thể giải quyết một số lo ngại của Nga.

Ukraine trở nên trung lập, giống như Phần Lan

Phần Lan đã áp dụng chính sách trung lập trong Chiến tranh Lạnh. Đây là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và dân chủ. Nó đã, và hiện vẫn không gia nhập NATO.

Trở nên trung lập có thể giúp Ukraine tránh được một cái kết đẫm máu. Về lý thuyết, nó có thể đáp ứng mong muốn của ông Putin về việc Ukraine không bao giờ gia nhập NATO.

Tuy nhiên, Ukraine có thể không thích điều này, vì sự trung lập sẽ tạo điều kiện cho Nga mở rộng ảnh hưởng ở Ukraine, và buộc Kiev từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO. Nó cũng có thể khiến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Ukraine trở nên xa vời hơn.

Giữ nguyên tình trạng hiện tại

Về vấn đề này, BBC đề xuất khả năng giảm dần cường độ đối đầu theo thời gian. Cụ thể, Nga có thể từ từ rút quân về doanh trại, tuyên bố kết thúc các cuộc tập trận, song có thể để lại các thiết bị quân sự để đề phòng. Moscow có thể tiếp tục hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Donbas.

Và trong thời gian đó, nền chính trị và kinh tế của Ukraine sẽ tiếp tục mất ổn định do mối đe dọa thường xuyên từ Nga. Đổi lại, NATO sẽ duy trì sự hiện diện ở Đông Âu. Các chính trị gia và nhà ngoại giao NATO sẽ tiếp tục tham gia đàm phán với các đối tác Nga. Trong tình huống ngày, Ukraine sẽ tiếp tục đấu tranh, nhưng ít nhất sẽ không có chiến tranh toàn diện. Giới phân tích kỳ vọng hướng đi này sẽ khiến các cuộc đối đầu của Kiev và nước láng giềng giảm nhiệt.

Tuy nhiên, các lựa chọn kể trên đều không dễ dàng bởi nỗi sợ hãi lớn của Kiev là việc họ sẽ là quốc gia phải nhượng bộ nhiều nhất trong các cuộc đàm phán với Nga. Hy vọng duy nhất lúc này là tất cả các bên vẫn sẵn sàng nói chuyện. Nếu các cuộc đàm phán vẫn được duy trì, một giải pháp ngoại giao vẫn rộng mở cho tất cả các bên.

Thế giới thay đổi ra sao nếu xung đột Nga-Ukraine bùng phát?

Viễn cảnh Ukraine bị Nga tấn công đang tới gần hơn, đe dọa đẩy 44 triệu dân Ukraine vào vòng xoáy xung đột , tác động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN