300 tỷ USD của Nga bị phương Tây phong tỏa đang ở đâu?

Gần 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga đã bị các nước phương Tây phong tỏa kể từ tháng 3/2022. Liên minh châu Âu (EU) thời gian qua đã tìm cách tịch thu khoản tiền này nhưng Moscow cảnh báo sẽ coi điều này tương đương hành vi trộm cắp và sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng.

Vấn đề tịch thu tài sản của Nga đang nóng lên trở lại khi sức ép duy trì hỗ trợ Ukraine ngày càng đè nặng lên Mỹ và EU.

Vấn đề tịch thu tài sản của Nga đang nóng lên trở lại khi sức ép duy trì hỗ trợ Ukraine ngày càng đè nặng lên Mỹ và EU.

Theo RT, giới chức Nga đã nhiều lần “nhắc” phương Tây, rằng tịch thu tài sản của Nga đi ngược lại mọi nguyên tắc của thị trường tự do. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cảnh báo Moscow sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cũng tuyên bố Nga sẽ thách thức bất kỳ hành động tịch thu tài sản nào. Nga không cho biết khối tài sản của phương Tây có thể bị phong tỏa ở nước này là bao nhiêu, nhưng có thể tương đương 300 tỷ USD.

Ông Peskov nói việc các nước phương Tây tịch thu tài sản của Nga là hành vi “bất hợp pháp” và “cực kỳ nguy hiểm” đối với hệ thống tài chính toàn cầu và nền kinh tế thế giới. “Nếu có thứ gì đó của chúng tôi bị tịch thu, chúng tôi sẽ xem xét xem có thể tịch thu những gì của phương Tây. Chúng tôi sẽ làm điều này ngay lập tức”, người phát ngôn Điện Kremlin cảnh báo.

Theo thống kê chính thức của Nga, dự trữ của ngân hàng trung ương Nga giảm 8,4% trong năm 2022 sau khi tài sản cố định ở các nước G7, EU và Úc bị phong tỏa. Trong đó, khoản tiền tương đương 210 tỷ euro (232 tỷ USD) của Nga bị EU phong tỏa, gồm 191 tỷ euro ở Bỉ, 19 tỷ euro ở Pháp, 7,8 tỷ euro ở Thụy Sĩ. Mỹ phong tỏa khoảng 5 tỷ USD tài sản của Nga.

Khối tài sản Nga bị phong tỏa còn có 36 tỷ USD dưới dạng yen Nhật, 19 tỷ USD dưới dạng đô la Canada, 6 tỷ USD dưới dạng đô la Úc, 1,8 tỷ USD dưới dạng đô la Singapore và 1 tỷ USD dưới dạng franc Thụy Sĩ. 

Trước mắt, EU muốn huy động 15 tỷ euro để hỗ trợ Ukraine. Số tiền này không nhất thiết trích từ tài sản bị phong tỏa của Nga mà có thể lấy từ khoản tiền lãi. Quyết định cần được sự đồng ý của tất cả các nước thành viên.

Tháng 7/2023, Trung tâm thanh toán bù trừ Euroclear có trụ sở tại Bỉ công bố tiền lãi tạo ra từ tài sản Nga đóng băng, với lợi nhuận tích lũy khí đó đạt 1,7 tỷ euro.

Ước tính Euroclear đang nắm giữ khoản tiền trị giá 196,6 tỷ euro của Nga, phần lớn trong số đó thuộc sở hữu của Ngân hàng Nga. Ngoài ra, khoảng 5 triệu nhà đầu tư tư nhân của Nga cũng bị phong tỏa tài sản ở nước ngoài với giá trị lên tới 3,4 tỷ USD.

Theo Reuters, các lãnh đạo nhóm G7 sẽ bàn kế hoạch tịch thu và sử dụng khoản tiền do tài sản bị phong tỏa của Nga tạo ra trong cuộc họp vào tháng 2/2024.

Một số nước thành viên EU như Pháp, Đức và Italia tỏ ra “cực kỳ thận trọng” do lo ngại khả năng Moscow trả đũa, tịch thu tài sản của các quốc gia này ở Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Dự báo ba kịch bản cho xung đột Nga - Ukraine trong năm 2024

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sắp bước sang năm thứ ba. Trong bối cảnh chiến sự ở các tiền tuyến chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, một số nhà phân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN