27 nước châu Âu ủng hộ điều tra toàn cầu về nguồn gốc virus Corona

Liên minh châu Âu nói cả khối bao gồm 27 nước thành viên ủng hộ một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc và sự lây lan của Covid-19.

Theo SCMP, EU và 27 nước thành viên đồng tài trợ cho dự thảo nghị quyết kêu gọi "đánh giá độc lập" về virus Corona gây dịch Covid-19, khi Hội đồng Y tế Thế giới nhóm họp vào ngày 18.5

Cuộc họp giữa các thành viên của WHO sẽ định hình vị thế ngoại giao của Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.

Bên cạnh kêu gọi một cuộc điều tra độc lập, nhiều quốc gia như Mỹ thúc đẩy việc đưa Đài Loan vào vị trí quan sát viên của WHO, trong khi Trung Quốc phản bác mạnh mẽ.

Trung Quốc hiện không chấp nhận bất cứ cuộc điều tra quốc tế nào, nói rằng đây chỉ là “chiến thuật đổ lỗi” nhằm vào Bắc Kinh, dù Trung Quốc liên tục khẳng định sẽ ủng hộ WHO.

EU muốn tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc Covid-19 để có thể đối phó tốt hơn trước các đại dịch trong tương lai.

EU muốn tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc Covid-19 để có thể đối phó tốt hơn trước các đại dịch trong tương lai.

Các cuộc tham vấn giữa các thành viên của WHO về dự thảo nghị quyết của EU cho kết quả tích cực và sẽ tiếp tục trong tuần này ở Geneva, Thụy Sĩ, EU cho biết.

"Nghị quyết dự kiến kêu gọi đánh giá độc lập về bài học rút ra từ phản ứng y tế toàn cầu đối với virus Corona, nhằm tăng cường sự sẵn sàng cho an ninh y tế toàn cầu", Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn phụ trách đối ngoại của EU cho biết.

“Hiểu biết rõ hơn về mặt dịch tễ học của đại dịch là rất cần thiết để nhà chức trách đưa ra các quyết định”, bà Battu-Henriksson nói thêm.

Thủ tướng Úc Scott Morrison, người ủng hộ điều tra độc lập về vai trò của Trung Quốc trong đại dịch, đã lên tiếng ca ngợi hành động của EU. “Điều quan trọng là chúng ta có một sự đánh giá rõ ràng, độc lập để minh bạch về nguồn gốc của những thứ này”, ông Morrison nói.

Tuần trước, lãnh đạo đối ngoại EU, Josep Borrell khẳng định khối muốn đánh giá một cách rõ ràng những gì xảy ra trong đại dịch và “hiểu rõ hơn về điều kiện nào khiến đại dịch phát triển”.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 lớn thứ hai thế giới

Anh ngày 5.5 trở thành quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, cao hơn tất cả các quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN