24 tàu chiến Nga xuất hiện "bất thường" ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản

Việc Nga đưa hạm đội hùng hậu gồm tàu chiến, tàu ngầm tới vùng biển ngoài khơi Nhật Bản là tín hiệu cảnh báo Tokyo về việc ngả về phía Mỹ trong vấn đề Ukraine, các nhà phân tích nhận định.

Tàu đổ bộ Nga đưa các hệ thống tên lửa tới quần đảo Kuril vào tháng 12.2021.

Tàu đổ bộ Nga đưa các hệ thống tên lửa tới quần đảo Kuril vào tháng 12.2021.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận hạm đội gồm 24 tàu chiến, tàu ngầm Nga đang tập trận quân sự rầm rộ ở Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là vùng biển phía đông), và Biển Okhotsk, phía bắc Hokkaido.

Hạm đội hùng hậu của Nga bao gồm tàu ngầm, tàu khu trục và các khinh hạm.

“Động thái tập trận quân sự của Nga diễn ra đồng thời với hoạt động của lực lượng Nga gần biên giới Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói, cho rằng Moscow muốn phô trương sức mạnh.

“Quy mô và cường độ của các hoạt động quân sự này là điều rất bất thường”, James Brown, phó giáo sư quan hệ quốc tế, chuyên về vùng Viễn Đông của Nga tại Đại học Temple ở Tokyo, nói.

Hạm đội tàu chiến Nga xuất hiện trong Ngày Hải quân năm 2020.

Hạm đội tàu chiến Nga xuất hiện trong Ngày Hải quân năm 2020.

“Tôi cho rằng Nga gửi thông điệp răn đe Nhật Bản, cũng như thể hiện sức mạnh chung trước Mỹ và đồng minh”, ông Brown nhận định.

Toshimitsu Shigemura, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda, nói các hoạt động của hạm đội Nga là nhằm cảnh báo Tokyo.

“Đây là động thái gửi thông điệp, nói rằng Tokyo không nên hùa theo Mỹ về vấn đề Ukraine và khả năng trừng phạt kinh tế Nga”, ông Shigemura nói.

Nga và Nhật Bản hiện vẫn đang chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Kuril, phía bắc Hokkaido.

Nhật Bản muốn đòi lại 4 hòn đảo gần Hokkaido nhất, nhưng Nga từ chối. Thời gian qua, Nga đã đưa một lượng lớn khí tài quân sự tới quần đảo Kuril, đặc biệt là các tên lửa chống hạm.

“Có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Tokyo và Moscow kể từ khi ông Fumio Kishida trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào năm ngoái”, ông Shigemura nói.

Theo ông Shigemura, cựu Thủ tướng Shinzo Abe có mối quan hệ gần gũi với ông Putin, nhưng ông Kishida thì không như vậy.

Nhật Bản gần đã lên tiếng ủng hộ, có kế hoạch hỗ trợ Ukraine với khoản vay trị giá 100 triệu USD.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ nổ núi lửa Tonga mạnh hơn 600 lần bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản

Một núi lửa ngầm dưới biển bất ngờ thức giấc vào ngày 15.1, khiến quần đảo Tonga, quốc gia ở nam Thái Bình Dương chìm trong tro bụi và tạo sóng thần cao 15 mét. Các nhà khoa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN