2018 - Năm 'tung hoành' của ông Kim Jong-un
2018 là năm nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đóng vai trò lớn trong việc thay đổi cục diện khu vực. Từ thử bom hạt nhân và phóng tên lửa, ông chuyển sang thử những triển vọng ngoại giao để bình thường hóa bản thân như một nhà lãnh đạo quốc tế và của Triều Tiên với tư cách một nhà nước hạt nhân.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore. (Ảnh: Getty Images)
Trong đại hội của đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 4, ông Kim Jong-un tuyên bố chuyển đất nước từ phát triển đồng thời công nghệ hạt nhân với phát triển kinh tế sang giai đoạn chỉ chú trọng phát triển kinh. Từ đó, ông đã có nhiều bước đi thằm kiến tạo một môi trường quốc tế hòa bình có lợi cho phát triển kinh tế của Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo trẻ đã tham gia hàng loạt cuộc gặp thượng đỉnh trong năm, bao gồm 3 cuộc gặp với Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in, 3 cuộc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore.
Ông Kim đã sử dụng vị thế quốc tế mới để nâng cao uy tín của mình trong nước và làm giảm tác động của các biện pháp trừng phạt quốc tế lên nền kinh tế Triều Tiên.
Ông đã nỗ lực biến đổi môi trường an ninh bên ngoài với hai mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Triều Tiên, đó là Mỹ và Mỹ và Hàn Quốc.
Nỗ lực bình thường hóa quan hệ của ông Kim nhận được ủng hộ từ Tổng thống Hàn Quốc Moon, người luôn mong muốn theo đuổi tiến trình hòa bình phi hạt nhân hóa nhằm thay thế cho những nỗ lực quốc tế thất bại trước đây.
Tại cuộc gặp đầu tiên với ông Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào tháng 4, ông Moon đã hiện thực hóa kết quả ngoại giao đạt được với việc thể chế hóa hợp tác liên Triều trong 3 lĩnh vực: quan hệ liên Triều, giảm căng thẳng quân sự và phi hạt nhân hóa.
Vào tháng 5, ông Moon và ông Kim gặp nhau lần hai tại Bàn Môn Điếm với nỗ lực cứu vãn thượng đỉnh Trump – Kim.
Thượng đỉnh diêm dúa
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp ở Singapore. (Ảnh: Reuters)
Thượng đỉnh Trump - Kim là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Mỹ - Triều sau nhiều năm. Đó chắc chắn là một trong những thành tựu ngoại giao nổi bật nhất của Triều Tiên trong năm 2018. Thông cáo chung gồm 4 điểm được đưa ra sau cuộc gặp bao gồm cam kết cải cách quan hệ Mỹ - Triều, thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, nỗ lực tiến tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” và khôi phục việc tìm kiếm hài cốt binh lính và tù nhân chiến tranh Triều Tiên.
Dù Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức Mỹ khác có nhiều nỗ lực nhằm khởi động các cuộc đàm phán Mỹ - Triều ở cấp làm việc, Triều Tiên vẫn chỉ thích gặp ở cấp lãnh đạo để vượt qua ngờ vực lẫn nhau.
Các cơ quan của Mỹ và Triều Tiên vẫn chưa bắt tay vào làm công việc khó khăn là xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tiến tới hòa bình và phi hạt nhân hóa.
Đổi mới quan hệ liên Triều
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp hồi tháng 9
Những nỗ lực của ông Moon nhằm xích lại gần ông Kim đã mang lại đổi mới cho quan hệ hai miền, với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và thể thao được tổ chức, 2 cuộc gặp đoàn tụ cho gia đình hai miền đã diễn ra và văn phòng liên lạc liên Triều tại Kaesong được thành lập. Trong khi đó, hai miền cùng nhau tiến hành khảo sát chất lượng và điều kiện thực thế nhằm khôi phục kết nối bán đảo bằng đường sắt.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng vào tháng 9, ông Moon và ông Kim ký Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA). Thỏa thuận yêu cầu hai bên giảm các cuộc tập trận gần khu phi quân sự, thiết lập các vùng cấm bay và cấm tàu thuyền, dỡ bỏ các chốt canh gác trong DMZ và triển khai các hoạt động tìm kiếm hài cốt những người thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên bên trong DMZ.
CMA là sự triển khai cụ thể đầu tiên những biện pháp xây dựng lòng tin và bảo đảm an ninh kể từ khi hai miền đồng ý theo đuổi những sáng kiến đó vào năm 1991.
Vẫn còn bế tắc
Những bước đi có ý nghĩa nhằm tiến tới hòa bình cho cả bán đảo vẫn chưa thoát được bế tắc về cách tiến tới phi hạt nhân hóa.
Bế tắc này làm dấy lên câu hỏi rằng liệu các biện pháp đang được triển khai có tác dụng giảm căng thẳng nhưng không dẫn đến phi hạt nhân hóa thì có mang lại hòa bình bền vững hay càng làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự.
Bế tắc đó cũng cho thấy Mỹ và Triều Tiên đã có những giả định ngược nhau trước khi đến cuộc gặp ở Singapore. Washington giả định có thể ép Triều Tiên phi hạt nhân hóa, còn ông Kim theo đuổi ván cược sẽ được quốc tế chấp nhận dựa trên những thành công hạt nhân của mình.
Ba cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm 2018 cho thấy hai quốc gia Bắc Á này tiếp tục phụ thuộc lẫn nhau về địa chiến lược, cho dù ông Tập đã lạnh lùng với nỗ lực phát triển hạt nhân của Triều Tiên trong 5 năm qua.
Việc ông Kim chủ động chìa tay với ông Trump và việc Triều Tiên cần cơ sở cho việc xích lại với Hàn Quốc dường như đã mở đường cho hợp tác nhằm đẩy lùi bất ổn khu vực.
Tuy nhiên, nỗ lực bình thường hóa của ông Kim có vẻ chưa hoàn tất khi ông chưa ngồi vào bàn với lãnh đạo Nhật Bản và Nga. Trong khi đó, kết quả ngoại giao liên Triều và thượng đỉnh Trump – Kim có thể vẫn chưa đủ để mở đường tiến tới hòa bình và phi hạt nhân hóa.
Nếu 2017 là năm thử bom và tên lửa, 2018 là năm của thượng đỉnh thì có lẽ chỉ ông Kim mới biết 2019 sẽ là năm gì.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gây chú ý trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Bình Nhưỡng, hình ảnh chiếc...