Tình thế của người Trung Quốc ở Afghanistan dưới thời Taliban
Các cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc ở Pakistan đang theo dõi sát sao diễn biến ở Afghanistan, lo lắng về những bất ổn lan rộng, làm gia tăng làn sóng tấn công nhằm vào người Trung Quốc.
Các tay súng Taliban tuần tra trên đường phố thủ đô Kabul, Afghanistan.
“Hiện tại, hầu hết các thương nhân Trung Quốc ở Pakistan đã quay về quê nhà, không chỉ vì dịch bệnh mà còn do tình hình bất ổn ở Afghanistan”, một doanh nhân họ Peng, sống ở Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab, Pakistan, nói.
Peng, 30 tuổi, đã làm việc cùng anh trai trong 5 năm qua, tham gia xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc từ Afghanistan, thông qua thành phố cảng Karachi của Pakistan.
Anh trai 33 tuổi của Peng đã trở về nhà vào đầu năm nay vì lý do cá nhân, nhưng dự định sẽ trở lại Pakistan vào cuối tháng này.
“Tình hình ở Pakistan từ lâu đã là mối lo ngại. Nhưng ngày càng tệ hơn vì bất ổn ở Afghanistan. Các nhóm khủng bố đã xâm nhập vào Pakistan”, Peng nói.
Nhưng hai anh em vẫn bám trụ lại Pakistan vì triển vọng kinh doanh, miễn là tình hình vẫn chưa vượt khỏi tầm kiểm soát.
Peng và những thương nhân Trung Quốc khác ở Pakistan “đang hạn chế đi lại không cần thiết”, vì lý do an toàn. “Chúng tôi rất lo ngại một ngày khủng bố sẽ tìm tới. Nếu tình hình tồi tệ hơn, chúng tôi chắc chắn sẽ cân nhắc trở về Trung Quốc”, Peng nói.
Cộng đồng người Trung Quốc ở Pakistan đang đối mặt với nhiều thách thức. Tháng 7.2021, một vụ đánh bom xe bus khiến 13 người chết, bao gồm 9 người Trung Quốc. Một tháng sau, một kẻ đánh bom tự sát nhằm vào người Trung Quốc khiến 3 người chết, bao gồm 2 công dân Pakistan.
Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan dẫn đến lo ngại về sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố trong khu vực, đe dọa đầu tư kinh tế ở Trung Á. Bắc Kinh cũng lo ngại đến sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương, yêu cầu Taliban chấm dứt mối quan hệ với các nhóm này.
“Chiến thắng của Taliban nhiều khả năng sẽ thúc đẩy sự tự tin của những kẻ cực đoan”, Yan Wei, giáo sư Viện nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Tây Bắc ở Trung Quốc, nói. “Thành công của Taliban khuyến khích các lực lượng cực đoan ở Nam Á và Trung Đông, đặc biệt khi Taliban vẫn duy trì hoạt động dưới sức ép của Mỹ và các nước phương Tây”.
“Các nhóm thánh chiến khác trong khu vực sẽ học theo cách của Taliban để trỗi dậy”, giáo sư Yan cảnh báo.
Li Wei, một chuyên gia chống khủng bố của Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, đồng tình rằng chiến thắng của Taliban có khả năng thúc đẩy các lực lượng cực đoan trong khu vực.
“Các nhóm cực đoan và khủng bố đã chúc mừng chiến thắng của Taliban. Mặc dù Taliban đã cam kết không chứa chấp khủng bố, vẫn phải chờ xem lời cam kết này được thực hiện đến đâu”, ông Li nói.
Huang Minxing, giáo sư của Đại học Tây Bắc Trung Quốc, nói tình hình hiện tại không khá hơn so với cách đây 20 năm, khi Mỹ và đồng minh lật đổ Taliban và al-Qaeda ở Afghanistan.
“Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào quốc gia khác, chỉ có thể chờ xem liệu Taliban có thực hiện đúng các cam kết cắt đứt với khủng bố hay không”, ông Huang nói.
“Trung Quốc có thể giúp tái thiết và đầu tư phát triển ở Afghanistan, nhưng chỉ có thể thực hiện nếu tình hình ở quốc gia này ổn định trở lại và chính sách của Taliban đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế”, chuyên gia này nói thêm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng các nước láng giềng của Afghanistan như Trung Quốc, Pakistan, Nga và Iran sẽ sớm tiến hành...
Nguồn: [Link nguồn]