20 điều thú vị về lính 4 chân trong quân đội Mỹ
Chó nghiệp vụ đóng góp một vai trò quan trọng trong quân đội Mỹ và đã cứu mạng hàng ngàn lính Mỹ trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
1. Hiệp hội Chó nghiệp vụ Mỹ ước tính kể từ khi chính thức có mặt trong biên chế quân đội Mỹ, chó nghiệp vụ đã cứu sống khoảng 10.000 người.
2. Chó nghiệp vụ đã tham chiến trong quân đội Mỹ từ khi lập quốc, tuy nhiên chính thức được đưa vào quân đội từ Thế chiến II.
3. Ban đầu, chó nghiệp vụ được dùng chủ yếu trong vai trò vận chuyển thư tín.
4. Trong Thế chiến I, trung sĩ Stubby - chú chó nghiệp vụ nổi tiếng nhất nước Mỹ, đã cứu cả một tiểu đội khỏi vụ tấn công bằng khí độc sarin. Stubby từng gặp 3 đời Tổng thống Mỹ.
5. Anh hùng dũng cảm nhất Thế chiến II là chú chó chăn cừu Đức tên Chips đã buộc một nhóm địch sử dụng súng máy phải đầu hàng. Chips được trao Huân chương Chữ thập Xuất sắc, Sao Bạc và Trái tim Tím vì thành tích của mình. Tuy nhiên sau đó những danh hiệu này bị rút lại vì luật Mỹ cấm trao tặng cho động vật.
6. Rin Tin Tin là chú chó nổi tiếng nhất Thế chiến II. Đây là một chó nghiệp vụ Đức bị bỏ rơi rồi được quân nhân Mỹ nhận nuôi. Sau đó, Rin Tin Tin trở thành ngôi sao điện ảnh.
7. Trong chiến dịch Thái Bình Dương, các chú chó nghiệp vụ hải quân Mỹ đã được trao tổng cộng 5 Sao Bạc và 7 Sao Đồng vì hành động dũng cảm trong chiến đấu. Hơn 40 Trái tim Tím đã được trao vì những thương tích mà chó nghiệp vụ gặp phải trong tác chiến.
8. Có một chương trình huấn luyện chó trong chiến dịch Thái Bình Dương nhằm đào tạo một tiểu đội chó tấn công Nhật Bản.
9. Chức vụ cao nhất dành cho một chú chó nghiệp vụ là Thượng sĩ Jigg. Đây là chú chó rất dũng cảm và hy sinh năm 1927.
10. Sau khi “nghỉ hưu” từ Thế chiến II, chỉ có 4 trong tổng số 592 chú chó nghiệp vụ không thể hòa nhập với cuộc sống đời thường.
11. Lực lượng đặc nhiệm SEAL đã mang theo một chú chó trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
12. Những chú chó nghiệp vụ ngày nay sau khi đào tạo hoàn chỉnh tốn khoảng 180 triệu đồng.
13. Chó nghiệp vụ có thể dùng trong các nhiệm vụ dò tìm, phát hiện bom, vũ khí, ma túy và tấn công kẻ địch.
14. Hiện quân đội Mỹ có 2.500 chó nghiệp vụ trong biên chế và 700 chú chó hoạt động ở nước ngoài.
15. Nếu chủ nhân chú chó qua đời hoặc chó nghiệp vụ qua đời, các biện pháp hỗ trợ tâm lý sẽ được thực hiện để giúp vượt qua nỗi đau.
16. Một chú chó tên Hawkeye đã ở bên bình đựng hài cốt chủ nhân hy sinh trong suốt đám tang.
17. Chó nghiệp vụ sau khi “nghỉ hưu” thường được trưng dụng trong các hoạt động thường nhật. Thông thường quãng thời gian hoạt động của chó nghiệp vụ là 10 năm.
18. Nếu rời quân ngũ, chủ nhân có thể chọn nuôi chú chó hoặc quân đội sẽ tìm một mái nhà mới cho chó.
19. Lính Mỹ thường nhận nuôi chó hoang và huấn luyện thành chó nghiệp vụ như trường hợp một sĩ quan đồn trú ở biên giới Iraq năm 2008.
20. Việc nhận nuôi chó hoang bị cấm. Trước đây một đại tá thăm căn cứ quân sự phát hiện lính của mình có một con chó mới và súng phóng lựu MK-19 nhặt được khi chiến đấu. Người lính được giữ lại vũ khí nhưng phải giao nộp con chó.