2 tàu sân bay Mỹ diễn tập sau khi ông Pompeo 'nhắn' Trung Quốc
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan bắt đầu diễn tập chung ở biển Philippines, một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khuyến cáo Trung Quốc chớ xem Biển Đông là “đế chế hàng hải”.
Tàu USS Ronald Reagan trên biển Philippines hồi năm ngoái. Ảnh: US NAVY
Tờ The Japan Times dẫn một tuyên bố của Hải quân Mỹ cho biết hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan ngày 28-6 đã bắt đầu các cuộc diễn tập chung ở biển Philippines.
Tuyên bố cho biết các cuộc diễn tập được tiến hành nhằm củng cố “các cam kết đáp ứng, linh hoạt và bền bỉ” của Mỹ đối với các thỏa thuận bảo vệ tương hỗ với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Các cuộc diễn tập diễn ra một tuần sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và một nhóm tác chiến tàu sân bay khác là USS Theodore Roosevelt tiến hành diễn tập chung trong khu vực.
Tờ The Japan Times bình luận việc ba nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động cùng lúc ở khu vực Tây Thái Bình Dương là hiếm hoi, và càng bất thường hơn khi có các cuộc diễn tập chung của từng đôi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn ra cách nhau một thời gian ngắn như vậy.
“Chúng tôi tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để phát huy và tăng cường khả năng và sự thành thạo trong việc tiến hành các hoạt động chiến đấu trên mọi địa hình. Hải quân Mỹ vẫn sẵn sàng thực hiện sứ mệnh và được triển khai toàn cầu. Các hoạt động song song thể hiện cam kết của chúng tôi với các đồng minh khu vực, năng lực tác chiến nhanh của chúng tôi ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và sự sẵn sàng đương đầu với tất cả những ai thách thức các chuẩn mực quốc tế giúp ổn định khu vực. Chuẩn Đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 cho biết.
Việc tuyên bố trên tập trung vào các đồng minh trong khu vực của Mỹ sẽ tăng thêm áp lực lên Trung Quốc, nước ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông – vùng biển chiến lược của thế giới.
Hôm 27-6, trong một bài đăng trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo Trung Quốc không được phép đối xử Biển Đông như là “đế chế hàng hải” của nước này, đồng thời cho biết Washington sẽ sớm thảo luận thêm về chủ đề này.
Ngoại trưởng Pompeo hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trước đó vào ngày 26-6, khi chủ trì buổi họp báo quốc tế kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN 36 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết các lãnh đạo ASEAN nhất trí xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hợp tác, vì sự thịnh vượng chung.
Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 có đoạn: “Lo ngại về việc cải tạo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, các lãnh đạo khẳng định sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982”.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Ngoại trưởng Pompeo ngày 2-6 đăng một bài tweet khác nói rằng Mỹ đã gửi công thư lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cách tiếp cận nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông từ Philippines được giới quan...
Nguồn: [Link nguồn]