150 năm có 1 lần: Siêu trăng, trăng xanh, trăng máu dồn vào một ngày

Vào đêm 31.1, những người đam mê thiên văn học có cơ hội chiêm ngưỡng 3 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra cùng lúc.

150 năm có 1 lần: Siêu trăng, trăng xanh, trăng máu dồn vào một ngày - 1

Hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra cùng lúc vào đêm 31.1.

Hiện tượng siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra đồng thời vào đêm 31.1 tới. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt chưa từng xảy ra trong vòng hơn 150 năm qua.

Siêu trăng hay mặt trăng tròn nằm ở điểm gần Trái đất nhất, là sự kiện cuối cùng trong chuỗi 3 siêu trăng liền nhau (hai sự kiện trước đó xảy ra vào ngày 3.12 và 1.1). Vì siêu trăng sắp tới sẽ là trăng tròn lần thứ 2 trong một tháng, nên nó cũng được coi là trăng xanh.

Theo Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), siêu trăng trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn ở điểm xa nhất trên quỹ đạo quanh Trái đất.

Trong quá trình hiện tượng nguyệt thực xảy ra, mặt trăng chuyển thành màu đỏ bởi vì ánh sáng từ mặt trời bị Trái đất che khuất. Điều này lý giải tại sao nguyệt thực toàn phần cũng được gọi là “trăng máu”.

Hiện tượng nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 6 giờ 48 phút ngày 31.1 (theo giờ quốc tế) và đạt đỉnh vào lúc 8 giờ 30 phút. Người dân ở Đông Á, Thái Bình Dương và Tây Bắc Mỹ có thể quan sát tốt hiện tượng này, còn những người ở khu vực Đông Bắc Mỹ và châu Âu chỉ xem được nguyệt thực một phần.

Ngắm siêu trăng lớn nhất 70 năm qua trên toàn thế giới

Để chứng kiến mặt trăng lớn và sáng như ngày hôm qua, trái đất sẽ phải chờ thêm 18 năm nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN