15 ảnh hé lộ cuộc sống ở biên giới Trung Quốc-Triều Tiên
Sự căng thẳng trong quan hệ hai bên được thể hiện rõ tại khu vực biên giới.
Sự suy giảm trong quan hệ kinh tế Triều Tiên-Trung Quốc hiện thị rõ nhất ở đường biên dài hơn 1.400 km giữa hai nước
Khi Triều Tiên tiến hành các chương trình thử tên lửa và vũ khí hạt nhân, thế giới theo dõi chặt chẽ hành động của bán đảo bị cô lập này với sự lo lắng.
Nhiều ngày sau khi Mỹ điều động một nhóm tàu sân bay đến gần bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã đưa 150.000 quân tới vùng biên giới giáp Triều Tiên, theo Independent.
Trung Quốc từ lâu đã là đồng minh lớn và đối tác thương mại duy nhất của Triều Tiên, nhưng căng thẳng gia tăng gần đây đã gây ra tình trạng suy thoái quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Sự suy giảm này hiện thị rõ nhất ở đường biên dài hơn 1.400 km giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Mặc dù buôn bán vẫn tiếp diễn, cảnh tượng các tòa nhà chưa hoàn thành và đường phố vắng vẻ thể hiện mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Các nhiếp ảnh gia của hãng tin Reuters đã đến thăm thành phố Đan Đông của Trung Quốc, giáp biên giới Triều Tiên, để xem khu vực này chịu ảnh hưởng như thế nào. Và những bức ảnh họ chụp lại thực sự ấn tượng.
Biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên được miêu tả là "đường dây sinh tử nối với thế giới bên ngoài" của Triều Tiên.
Ở biên giới, sự đối lập giữa hai quốc gia là rất lớn. Trong khi phần lớn phong cảnh ở phía Triều Tiên khá hoang tàn với các thị trấn nhỏ, thì phía Trung Quốc là thành phố Đan Đông tấp nập.
Triều Tiên cấm người dân rời khỏi đất nước mà không có sự cho phép. Do đó, thành phố Đan Đông của Trung Quốc là những gì mà hầu hết người Triều Tiên có thể nhìn thấy về thế giới bên ngoài.
Vào ban đêm, nguồn sáng liên tục duy nhất từ phía Triều Tiên là từ bức tượng cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người sáng lập đất nước, theo The Guardian.
Cầu Hữu nghị trong bức ảnh này là một trong những cách để rời khỏi Triều Tiên và cũng là tuyến đường thương mại được sử dụng nhiều nhất.
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc cũng góp phần làm chậm thương mại ở biên giới, nơi chứa đầy các tòa nhà và dự án xây dựng bỏ dở.
Các biện pháp trừng phạt hạn chế xuất khẩu các mặt hàng như quặng sắt và than đá từ Triều Tiên. Phần lớn hàng hóa đi qua biên giới là đồ gia dụng, thực phẩm và hàng dệt may.
Mặc dù đã ký kết các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng của LHQ, Trung Quốc vẫn muốn duy trì quan hệ thương mại với Triều Tiên vì lo sợ nếu nước này sụp đổ, đám đông sẽ chạy trốn qua biên giới.
Ngoài ra, thị trường đen bán điện thoại di động Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh ở khu vực biên giới. Tại Triều Tiên, các cuộc gọi quốc tế là bất hợp pháp, tuy nhiên công dân Triều Tiên sẵn sàng mạo hiểm để có những thiết bị đến từ Trung Quốc.
Cho dù tình hình có căng thẳng đến đâu, khu vực biên giới vẫn thu hút nhiều khách du lịch.
Du khách có thể đi thuyền trên sông Yalu - dòng sông ngăn giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Các cặp đôi Trung Quốc cũng thường thuê thuyền và đi dọc biên giới Triều Tiên để chụp ảnh cưới.
Trong bức ảnh này, một người bán hàng lưu niệm ở biên giới đang tranh thủ ngủ trưa.
Đến thăm Đan Đông có lẽ là một trong những cách an toàn nhất để ngắm nhìn Triều Tiên.
Bất chấp có thể bị bắn bất cứ lúc nào, một du khách người Nga đã đi hàng trăm km dọc biên giới Trung Quốc và ghi lại...