12 quốc gia ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ, Việt Nam giám sát chặt chẽ

Đại diện cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) cho biết các đơn vị chức năng trong nước đang theo dõi, giám sát chặt chẽ bệnh đậu mùa khỉ khi các ca mắc và nghi nhiễm đã được báo cáo tại 12 quốc gia.

Liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ đang xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới với nhiều người mắc, chia sẻ với báo Sức Khỏe & Đời Sống vào sáng ngày 23/5, đại diện cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) cho hay hiện nay, các đơn vị chức năng trong nước vẫn đang giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để kịp thời cập nhật các thông tin về căn bệnh cũng như biện pháp ứng phó.

Hiện đã có 12 quốc gia trên thế giới ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: inews.co.uk

Hiện đã có 12 quốc gia trên thế giới ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: inews.co.uk

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 ở Congo. Về sau, các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận trên người ở các nước Trung và Tây Phi.

Đến năm 2019-2020, một số nước trên thế giới đã ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ nhưng đều có liên quan đến hai khu vực lưu hành bệnh trên. Tuy nhiên, từ tháng 5/2020, nhiều nước trên thế giới ghi nhận các ca mắc đậu mùa khỉ nhưng chưa xác định liệu có liên quan đến vùng lưu hành bệnh hay không.

Thống kê của WHO cho thấy, tính đến ngày 21/5, có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận và 28 ca nghi nhiễm được báo cáo ở 12 quốc gia, trong đó có Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ… Những nước này vốn không phải là nơi lưu hành của virus gây bệnh.

WHO dự đoán sẽ xác định được nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn vì đã mở rộng giám sát ở các quốc gia vốn không phải là nơi bệnh thường xảy ra. Các bằng chứng hiện có cho thấy người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người từng tiếp xúc thân thể gần gũi với người bị bệnh đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng.

So với bệnh đậu mùa, đậu mùa khỉ khó lây hơn, triệu chứng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn. Bệnh thường kéo dài 2-4 tuần với các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể từ 5-21 ngày sau khi nhiễm virus.

Do đậu mùa khỉ hiếm khi xảy ra bên ngoài châu Phi nên đợt bùng phát hiện nay ở châu Âu đang gây lo ngại. Hiện, các tổ chức và nhà khoa học đang tiếp tục theo dõi để có những cảnh báo, biện pháp ngăn chặn.

Nguồn: [Link nguồn]

”Bệnh lạ” xuất hiện ở Nam Sudan: Số người chết lên đến gần 100

Gần 100 người tử vong vì căn bệnh bí ẩn ở Nam Sudan, trong khi đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến điều tra rồi về mà chưa có ý kiến gì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim (T/h) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN