12 phụ nữ Afghanistan đánh liều trở lại làm việc ở Kabul dưới thời Taliban nói gì?

Một số phụ nữ Afghanistan ở thủ đô Kabul đã trở lại làm việc. Nhưng con số này là rất nhỏ vì Taliban vẫn yêu cầu phần lớn phụ nữ tạm thời phải ở nhà. 

Taliban yêu cầu phụ nữ ở nhà vì có rất nhiều rủi ro bên ngoài. Ảnh: EPA

Taliban yêu cầu phụ nữ ở nhà vì có rất nhiều rủi ro bên ngoài. Ảnh: EPA

Tờ Daily Mail hôm 12/9 đưa tin, chưa đầy một tháng sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul của Afghanistan, Rabia Jamal, một phụ nữ 35 tuổi người địa phương, có quyết định được cho là liều lĩnh: Trở lại làm việc tại sân bay quốc tế Kabul. 

Dù Taliban nói rằng phụ nữ nên ở nhà vì sự an toàn của chính họ khi có quá nhiều rủi ro vào lúc này, người phụ nữ 35 tuổi không còn lựa chọn nào khác. 

Cô là một trong 12 phụ nữ quyết định trở lại làm việc tại sân bay quốc tế Kabul khi Taliban nắm quyền kiểm soát từ 15/8. Nhưng họ chỉ là số ít phụ nữ dám quay trở lại làm việc vì Taliban yêu cầu hầu hết phụ nữ phải ở nhà. Trước khi Taliban kiểm soát Afghanistan, có 80 phụ nữ làm việc tại sân bay quốc tế Kabul.  ​

"Tôi cần tiền để nuôi cả gia đình", Rabia chia sẻ. "Tôi cảm thấy rất căng thẳng, thậm chí là tồi tệ khi ở nhà. Nhưng giờ đã cảm thấy khá hơn rất nhiều". 

Hôm 11/9, sáu nữ nhân viên ở sân bay quốc tế Kabul đứng ở lối vào chính của sân bay, trò chuyện và cười nói khi đang chờ kiểm tra các nữ hành khách đi chuyến bay nội địa. 

​Qudsiya Jamal, chị gái 49 tuổi của Rabia, chia sẻ với một tờ báo Pháp rằng, việc Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan đã khiến cô bị "sốc".

"Tôi đã rất sợ", bà mẹ 5 con đồng thời là nguồn thu nhập chính của gia đình chia sẻ. "Gia đình tôi cũng rất lo cho tôi. Mọi người khuyên tôi không nên trở lại làm việc ở sân bay. Nhưng giờ tôi cảm thấy rất thoải mái. Tới nay, vẫn chưa có vấn đề gì xảy ra với tôi". 

Tại sân bay quốc tế Kabul, Rabia cho hay, cô sẽ tiếp tục làm việc ở đây cho tới khi bị bắt phải dừng lại. 

"Ước mơ của tôi là trở thành phụ nữ giàu nhất Afghanistan và tôi cảm thấy mình luôn là người may mắn nhất", Rabia nói. Cô đã gắn bó với công việc ở sân bay quốc tế Kabul từ năm 2010. 

Zala, một đồng nghiệp của Rabia, lại có một ước mơ khác. Cô gái này từng theo học tiếng Pháp ở Kabul trước khi buộc phải dừng lại do Taliban tiếp quản quyền lực. 

"Chào buổi sáng, hãy đưa tôi tới Paris tráng lệ", Zala nói với phóng viên Pháp bằng tiếng Pháp, trong khi 5 nữ đồng nghiệp còn lại cười rũ rượi. "Nhưng không phải bây giờ. Hôm nay, tôi là một trong số ít phụ nữ còn làm việc ở đây", Zala nói thêm. 

Theo quy định mới của Taliban, phụ nữ có thể làm việc nhưng "phải phù hợp với các nguyên tắc của đạo Hồi". Tuy nhiên, vấn đề phù hợp như thế nào chưa được làm rõ.

Nữ quyền bị xâm phạm đáng kể khi Taliban thống trị Afghanistan trong giai đoạn 1996-2001, nhưng kể từ khi trở lại nắm quyền lần thứ 2, Taliban tuyên bố họ sẽ cải thiện điều này.

Theo cơ quan quản lý giáo dục của Taliban, phụ nữ sẽ được phép học đại học, với điều kiện, các lớp học phải được ngăn cách bằng tấm rèm che giữa hai nhóm nam và nữ. Phụ nữ tới trường phải mặc che kín người. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng trăm phụ nữ Afghanistan trùm kín toàn thân, đến trường ủng hộ Taliban

Hàng trăm nữ sinh ủng hộ Taliban gần đây đã đến dự một buổi thuyết trình tại một trường đại học ở Kabul, với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN