100 lệnh truy nã đỏ của Trung Quốc bỗng "mất tăm" khỏi danh sách của Interpol

Thông tin về 100 nghi phạm tham nhũng Trung Quốc vừa biến mất khỏi danh sách truy nã đỏ của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), trong khi khoảng 40 người trong số này vẫn chưa bị bắt giữ.

Nghi phạm tham nhũng Liu Baofeng bị bắt về quy án (ảnh: SCMP)

Nghi phạm tham nhũng Liu Baofeng bị bắt về quy án (ảnh: SCMP)

Hôm 29.6.2019, một chuyến bay từ Vancouver, Canada đã đáp xuống Thâm Quyến, Trung Quốc trong sự “chào đón” của cảnh sát. Từ chiếc Boeing 787, Liu Baofeng – một trong những nghi phạm tham nhũng bị truy nã gắt gao hàng đầu Trung Quốc – bước xuống với dáng vẻ gầy gò.

Theo Tân Hoa Xã, Liu đã đầu thú sau khi giới chức chống tham nhũng Trung Quốc tới “thuyết phục và giảng giải luật pháp” cho người thân của ông ta. Liu đã trốn khỏi sự truy nã của cảnh sát Trung Quốc suốt 18 năm.

“Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của cảnh sát cùng sự thuyết phục kiên nhẫn của gia đình, Liu Baofeng đã chủ động liên hệ với cơ quan chống tham nhũng để đầu thú”, Tân Hoa Xã cho hay.

Theo Tân Hoa Xã, Liu Baofeng nằm trong danh sách truy đã đỏ của Interpol. Tuy nhiên, vai trò của Interpol trong việc bắt giữ Liu Baofeng là khá mờ nhạt. Đây có thể là lý do khiến Trung Quốc rút thông tin 100 nghi phạm tham nhũng khỏi Interpol.

Danh sách truy nã của Interpol hiện tại có gần 7.500 người, trong đó chỉ còn 30 người Trung Quốc. Trong số này, không ai bị cáo buộc phạm tội danh liên quan đến tham nhũng.

Theo SCMP, lệnh truy nã 100 nghi phạm tham nhũng của Trung Quốc trên danh sách của Interpol đã bị hủy hoặc khả năng cao hơn là bị Interpol rút bỏ theo yêu cầu của Bắc Kinh. Quyết định này cho thấy Trung Quốc đã có sự thay đổi trong chiến thuật chống tham nhũng.

Interpol – tổ chức cảnh sát quốc tế lớn nhất thế giới (ảnh: SCMP)

Interpol – tổ chức cảnh sát quốc tế lớn nhất thế giới (ảnh: SCMP)

Theo SCMP, thay vì dựa vào cảnh sát nước ngoài, Trung Quốc muốn sử dụng những chiến thuật khác lặng lẽ hơn, như thuyết phục người thân, gây sức ép buộc nghi phạm đầu thú.

Năm 2020, Trung Quốc bắt giữ 28 nghi phạm tham nhũng. Nhóm này không có tên trong danh sách truy nã của Interpol.

“Vì sao Trung Quốc rút thông tin về các nghi phạm tham nhũng ở Interpol? Họ có thể muốn nghi phạm lầm tưởng rằng mình không bị truy nã nữa và tìm cách lén lút quay về Trung Quốc. Nghi phạm sẽ sa lưới”, David Matas – luật sư người Canada – nhận định.

Theo SCMP, việc Trung Quốc đăng thông tin nghi phạm tham nhũng bị truy nã ở Interpol từ lâu đã bị phương Tây chỉ trích là mang động cơ chính trị. Khi rút bỏ những thông tin trên, cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc có thể trở nên kín đáo hơn.

Cựu quan chức Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc lĩnh án tử vì tham nhũng

Một cựu thanh tra cấp cao của cơ quan chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc đã bị tuyên án tử hình treo vì nhận hối lộ 463 triệu nhân dân tệ (72,9 triệu USD).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN