Trường Đại học Luật, Đại học Huế: chất lượng tạo dựng thương hiệu

Trong thế giới ngày càng phẳng, xây dựng, phát triển thương hiệu là một phần không thể thiếu trong chiến lược hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Giáo dục đại học tại Việt Nam không nằm ngoài xu thế này.

Giá trị cốt lõi trong xây dựng thương hiệu của trường đại học là gì?

Có nhiều cách và phương thức để các trường tiếp cận, định hình thương hiệu cho mình. Đó có thể là chất lượng đào tạo, môi trường và thế mạnh trong nghiên cứu chuyển giao thành tựu KHCN, đó cũng có thể là dịch vụ phục vụ sinh viên hoặc cam kết đầu ra việc làm,...

Dù bằng cách nào thì rõ ràng, trong bối cảnh mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ giữa nhóm trường công với trường tư, giữa các trường đại học trong nước và quốc tế, việc xây dựng thương hiệu nhà trường không chỉ xem như yếu tố sống còn, mà nó còn gián tiếp thúc đẩy cho tiến trình hội nhập, vươn mình ra khỏi biên giới quốc gia của trường đó.

Khẳng định thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo cuối cùng vẫn là “chìa khóa” để các trường cạnh tranh, thu hút người học.

Chất lượng đào tạo là điểm “mấu chốt”

Nằm ở phường An Tây của Thành phố Huế, trường Đại học Luật, Đại học Huế (ĐH Luật Huế) là trường đào tạo Luật lâu đời và uy tín ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên với bề dày hơn 60 năm hình thành và phát triển.

Khuôn viên trường rộng gần 100.000m2 với nhiều dãy nhà bao gồm khu giảng đường, các phòng chức năng, phòng thực hành, phòng học đa phương tiện… Thư viện rộng 675m2 với gần 500 đầu sách, tạp chí; Trung tâm học liệu dùng chung của Đại học Huế có diện tích trên 8500m2 phục vụ việc học tập và tra cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.

Trường Đại học Luật, Đại học Huế: chất lượng tạo dựng thương hiệu - 1

Hiện nay, trường ĐH Luật Huế có 5 Khoa chuyên môn (Khoa Luật Hành chính, Khoa Luật Hình sự, Khoa Luật Dân sự, Khoa Luật Kinh tế, Khoa Luật Quốc tế) và 3 trung tâm nghiên cứu, phục vụ đào tạo (Trung tâm Tư vấn pháp luật – Đào tạo ngắn hạn; Trung tâm Thực hành Luật và Khởi nghiệp; Trung tâm Thông tin - Thư viện) với 120 giảng viên cơ hữu, trong đó có 02 Giáo sư (GS), 13 Phó Giáo sư (PGS), 24 Tiến sỹ (TS). Giảng viên có trình độ sau đại học chiếm gần 90%.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện tại, Nhà trường thường xuyên mời các giảng viên Thỉnh giảng là những giảng viên, nhà nghiên cứu tại các Trường Đại học Luật uy tín, Viện nghiên cứu, các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chức Nhà nước,... tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy và xây dựng giáo trình, tài liệu học tập.

Trong kế hoạch đào tạo và phát triển của trường đến năm 2023, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường là 145 người, trong đó giảng viên có trình độ sau đại học chiếm trên 90% (trong đó 30% là GS, PGS, TS và giảng viên chính). Thu hút khoảng 50 lượt giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm; 50% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ và 20% có khả năng giảng dạy và nghiên cứu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

Theo PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng trường ĐH Luật Huế: “Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, theo dõi và chỉ đạo cụ thể các mặt hoạt động để vừa đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao về ngành nghề của xã hội, vừa phù hợp với năng lực đào tạo và phát triển vững chắc của nhà trường. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên còn tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Dù có rất nhiều kế hoạch được vạch ra nhưng việc chú trọng để tăng chất lượng đào tạo là điểm mấu chốt, cương quyết phải thực hiện tốt”.

Đại diện Trường Đại học Luật Huế tham dự các hội thảo chuyên môn trong nước và quốc tế

Đại diện Trường Đại học Luật Huế tham dự các hội thảo chuyên môn trong nước và quốc tế

“Học đi đôi với hành”

Từ năm 2018, Trường ĐH Luật Huế đã triển khai lớp học theo mô hình đào tạo chất lượng cao. Nhà trường tổ chức xét tuyển 10% sinh viên năm thứ nhất Ngành Luật và Luật Kinh tế đủ điều kiện Tiếng Anh để đào tạo theo mô hình này với 20% tín chỉ sẽ được dạy bằng Tiếng Anh do các giảng viên Việt Nam và nước ngoài giảng dạy. Quá trình đào tạo, sinh viên được đi thực tế tại 01 trường Đại học ở nước ngoài từ 4 – 8 tuần. Đặc biệt, học phí vẫn giữ nguyên như mức học phí đại trà.

TS Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Đào tạo chia sẻ: “Trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh, không ít trường rơi vào khó khăn; do đó, vấn đề chất lượng đào tạo càng được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm để thu hút sinh viên. Đồng thời, chương trình giảng dạy luôn được nâng cao, tạo sự kết nối giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên được tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế Nhà trường”.

Năm 2020, Nhà trường tổ chức thêm lớp tiếng Pháp tăng cường và tiếng Pháp chuyên ngành. Sinh viên trúng tuyển vào lớp này sẽ được nhận học bổng bằng hình thức miễn toàn bộ học phí của năm học thứ 2 trong khóa học (tương đương 10.000.000đ), được cử đi thực tập, kiến tập ở nước ngoài từ 4 – 8 tuần. Đây là cơ hội để các em được phát triển nghề nghiệp toàn diện, hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên 4.0.

Hàng năm, Trường đều tiến hành liên hệ thực tập cho sinh viên tại các cơ quan, doanh nghiệp, công ty Luật, Văn phòng công chứng… để sinh viên có môi trường học hỏi kiến thức thực tiễn, trau dồi kỹ năng mềm, tạo dựng các mối quan hệ xã hội và cập nhật những yêu cầu mới nhất của các nhà tuyển dụng để tăng cơ hội việc làm sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN