Tăng cường nhân sự ngành công nghệ thông tin thế nào?
Tỉ lệ làm việc trái ngành cao nhưng lại thiếu hụt nhân sự ở những ngạch xu hướng như Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin là bài toán nan giải.
Sinh viên làm trái ngành trong khi ngành hot thiếu nhân sự
Kết quả nghiên cứu từ nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy tỷ lệ trung bình sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 21%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%. Cụ thể là Nhân văn và Nghệ thuật; Nông, Lâm, Ngư và Thú y; Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin.
Bất ngờ nhất là ngành Công nghệ thông tin (CNTT) bởi trong kỷ nguyên số, nhu cầu nhân sự trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin… tăng cao nhưng thực tế cho thấy sinh viên chưa mấy mặn mà với “miếng bánh béo bở” này.
Ngành có sức hút nhưng lại doanh nghiệp lại thiếu nhân sự trình độ cao
Nguồn nhân lực CNTT đang không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, dự báo từ nay đến năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 đến 200.000 kỹ sư CNTT mỗi năm. Trước sự tiếp cận mạnh mẽ của toàn dân với trí tuệ nhân tạo, số lượng ngành học, chương trình học liên quan đến khoa học máy tính, AI vẫn còn rất hạn chế.
Để giảm thiểu hiện tượng trên, cũng như tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số tại nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, cần khuyến khích, hỗ trợ các hình thức hợp tác giữa nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyển đổi số. Hơn nữa, theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, 8 nhóm ngành CNTT sẽ được tập trung hỗ trợ đầu tư về cả khía cạnh giáo dục và kinh tế thương mại.
Can thiệp hướng nghiệp: khi nào và như thế nào?
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo, trong những năm tới, số lượng việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính sẽ có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại và một số lượng việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất, đều nằm trong những nhóm ngành mà Chính phủ Việt Nam hỗ trợ đầu tư.
Tuy nhiên, ILO cảnh báo rằng không phải quốc gia nào cũng có lực lượng lao động nội địa đủ kỹ năng phù hợp với các nền tảng số. Sự bùng nổ ứng dụng, thiết bị thông minh, xu hướng ứng dụng robot vào sản xuất đã và đang tiếp tục đặt ra nhiều thách thức mới đối với thị trường lao động, đặc biệt là với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Chương trình học, thiết bị học cũng là vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành
Học sinh phổ thông, sinh viên cần được định hướng nghề nghiệp, bổ trợ kỹ năng từ sớm để nắm bắt cơ hội cho bản thân, hòa nhịp cùng xu hướng của thế giới. Một số chương trình học trọng điểm đáng cân nhắc ở thời điểm hiện tại và nhiều khả năng sẽ còn phát triển trong tương lai có thể kể đến như Công nghệ thông tin, Khoa học Máy tính, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo và những ngành nghề liên quan đến thiết kế, lập trình Game. Đại diện của Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) - tọa lạc tại Hà Nội cho biết: “Các ngành học này không chỉ là cách đón đầu xu hướng trong thời đại số hóa mà còn mở ra đa dạng cơ hội việc làm với các vị trí cấp cao. Mỗi ngành học đều cung cấp các kỹ năng cho người học ở đa dạng vị trí Kiến trúc sư Phần mềm, Kỹ sư Đám mây, Kỹ sư máy học, Nhà phân tích dữ liệu…”. Được biết Khoa học máy tính & Công nghệ cũng là khối ngành chủ lực của BUV được cấp bằng trực tiếp từ các Đại học lớn của Anh như Đại học Stirling, Đại học Staffordshire.
Qua đó, có thể thấy rằng, tiềm năng và triển vọng của các ngành Khoa học máy tính, CNTT chưa bao giờ là cánh cửa hẹp. Song song đó, để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực của ngành, trường cần tăng cường kết nối với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội thực tập, trải nghiệm thực tế. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ yêu cầu công việc và có định hướng nghề nghiệp chính xác hơn.
Thường xuyên kết nối sinh viên với doanh nghiệp, tổ chức Ngày hội việc làm cũng là cách tăng tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm
Bên cạnh đó, một trong những điểm yếu dẫn tới hạn chế về khả năng xin việc của lao động ngành CNTT là ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài mang về 7,5 tỷ USD, và con số sẽ còn cao hơn nếu ngoại ngữ không phải là rào cản đối với các kỹ sư CNTT Việt Nam.
Việc liên tục cập nhật chương trình đào tạo, thiết kế các môn học thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngành và dựa trên thị trường chính là cách giúp sinh viên tự tin hơn trong việc theo đuổi đam mê để phát huy những kiến thức kỹ năng trong thời đại số.
Nguồn: [Link nguồn]