Đại học Thành Đô tổ chức Tọa đàm "Bình đẳng giới trong việc lựa chọn ngành nghề"

Với mục tiêu giải đáp những bất cập trong bình đẳng giới ở lĩnh vực việc làm cho giới trẻ, vào 9h30 phút ngày 03/04/2019, Đại học Thành Đô tổ chức buổi tọa đàm: “Bình đẳng giới trong việc lựa chọn ngành nghề” tại Hội trường lớn tầng 8 nhà C. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia về bình đẳng giới.

Đại học Thành Đô tổ chức Tọa đàm "Bình đẳng giới trong việc lựa chọn ngành nghề" - 1

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện vẫn còn định kiến giới trong lĩnh vực nghề nghiệp. Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TB&XH,  tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp chiếm 44,6% trên tổng số 1.117.000 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tỷ lệ lao động nữ có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 57,2% trong hơn 592.000 quyết định trợ cấp.

Như vậy, nhiều chính sách trong lĩnh vực lao động - việc làm chưa được lồng ghép giới đầy đủ và hiệu quả. Bên cạnh đó, lương bình quân hàng tháng của lao động nữ khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng.

Trong xã hội đã có những rào cản từ quan niệm truyền thống đánh giá thấp khả năng của phụ nữ từ trình độ, kiến thức và năng lực trong khi đó chức năng làm mẹ, chăm sóc con cái vẫn là trách nhiệm của phụ nữ.

Đại học Thành Đô tổ chức Tọa đàm "Bình đẳng giới trong việc lựa chọn ngành nghề" - 2

Đại học Thành Đô, nơi diễn ra buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm sẽ có mặt của các diễn giả hàng đầu Việt Nam như:

1. Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Bác sĩ Vương Tiến Hòa, Giảng viên ĐH Thành Đô, nguyên Giảng viên Đại học Y Hà Nội.

2. Bà Trần Thị Phương Nhung, chuyên gia tư vấn về giới và giáo dục của VP UNESCO tại Việt Nam.

3. Ths.Hà Thị Vân Khánh, chuyên gia Bình Đẳng giới, Điều phối viên các dự án Quốc gia VP UN-ACT VN.

Các nội dung xoay quanh tọa đàm:

1. Trình bày về bình đẳng giới – GS.BS.Vương Tiến Hòa

2. Chương trình hỏi đáp, giao lưu, tọa đàm:

- Thực trạng bình đẳng giới tại Việt Nam.

- Sinh viên hiện đại với quan niệm về bình đẳng giới.

- Lựa chọn ngành nghề trước bình đẳng giới.

- Lựa chọn ngành nghề trong thời đại 4.0.

Thành phần tham dự:

- Các thành phần tham dự buổi tọa đàm gồm:

- Sinh viên Đại học Thành Đô

- Cán bộ, giảng viên Đại học Thành Đô.

- Học sinh, sinh viên các trường khác.

- Thanh niên có thể quan tâm.

- Các doanh nghiệp

- Người dân địa phương….

Thông qua buổi tọa đàm này, Đại học Thành Đô mong muốn nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực nữ nói riêng trong bối cảnh hội nhập; Nâng cao nhận thức về vai trò và tiềm năng của nguồn nhân lực nữ, về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nữ, từ đó nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trong nghề nghiệp; Thúc đẩy lồng ghép giới vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực; Sửa đổi, xóa bỏ các quy định pháp luật gây bất lợi đối với phát triển nguồn nhân lực nữ, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ các nhóm lao động yếu thế…

Độc giả quan tâm về buổi tọa đàm có thể liên hệ trực tiếp với Ban tổ chức:

Phụ trách tổ chức: Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Đặng Văn Hiếu, số điện thoại: 0978826633

Thời gian: Từ 9h30 phút – 11h 30 phút, Thứ tư ngày 3/4/2019.

Địa điểm: Hội trường lớn, tầng 8, nhà C, trường Đại học Thành Đô; Km 15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Luật Bình đẳng giới đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007, gồm có 06 chương và 44 điều. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 4 nghị định, 3 thông tư hướng dẫn thi hành cho công tác bình đẳng giới.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác bình đẳng giới nhưng vẫn còn khoảng cách giữa những quy định pháp luật và việc thực hiện trên thực tế, do đó dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Hiệu trưởng Đại học Thành Đô Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN