Cô Trần Phạm Thanh Phương: Nên hiểu sự học theo bề nổi hay chiều sâu?

Nhu cầu học tập về việc lấy lại kiến thức và nâng cấp kỹ năng về chuyên môn và ngoại ngữ ngày càng cao ở nhiều người bao gồm sinh viên, người đi làm và doanh nghiệp… Đặc biệt, việc học chủ động và tư duy học sâu sẽ giữ vai trò quyết định cho sự thành công của sự học.

Cô Trần Phạm Thanh Phương: Nên hiểu sự học theo bề nổi hay chiều sâu? - 1

Hôm nay, cô Phương trò chuyện có phần trầm tư và sâu lắng hơn, cô nói: "Có nhiều học viên tôi đã và đang dạy toàn trong các hoàn cảnh rất đặc biệt. Các học viên đến từ các môi trường khác nhau như: trường công lập, trường quốc tế vẫn bị mất căn bản Tiếng Anh, học viên trường Đại học Ngoại Thương yếu Tiếng Anh và bỏ học, học viên học trình độ cao học và một số anh chị trong ngành ngân hàng, doanh nghiệp v..v…. Tôi từ ngạc nhiên, bàng hoàng và trăn trở liệu phụ huynh và bản thân học viên có đang thật sự hiểu việc học theo chiều sâu quan trọng như thế nào với con em và với chính mình? Liệu các học viên có đang học đúng người, đúng môi trường học và phương pháp học ‘Tự chủ động’ hay không? Việc học có thoải mái, có hạnh phúc và phù hợp với tính cách và giá trị từ việc học mà các bạn muốn hướng tới? Hay các bạn chỉ biết chạy theo bề nổi là học theo xu hướng thị trường, yêu cầu của cha mẹ?".

Phương tâm sự rằng: "Các học viên và phụ huynh cần ưu tiên cho việc học theo chất lượng chiều sâu, tập trung và ngắn gọn, súc tích để giúp các học viên hiểu rõ mục tiêu của việc học nhằm phục vụ cho nhu cầu gì và sau khi hoàn thành sẽ giúp ích giá trị việc học về mặt nào cho học viên". Thực tế, trong các lớp học, cô Phương chú trọng vào việc rèn dũa tính kỷ luật, đạo đức, rồi dần thúc đẩy sự tò mò và tạo cảm hứng cho các em trong việc học ngoại ngữ và các kỹ năng cần biết thêm trước khi bước vào hoặc quay trở lại môi trường học trong nước và nước ngoài.

Cô Trần Phạm Thanh Phương: Nên hiểu sự học theo bề nổi hay chiều sâu? - 2

Cô Phương chia sẻ: "Trước khi đánh giá về con người, đặc biệt là trong phạm vi ưu và khuyết điểm của học viên, chúng ta cần quan sát và cọ sát để hiểu về bản chất và nhu cầu cần thiết của từng học viên, song hành cùng với việc trải nghiệm và nâng cấp bản thân mình ở nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau, phải đặt mình vào vị trí của nhau thì mới thật sự hiểu và cảm rõ. Vì vậy, khi ngành giáo dục chọn tôi, tôi luôn đặt suy nghĩ và cảm nhận của học viên trước những điều khác, bởi vì tôi hiểu thành quả học tập của họ gắn liền với trách nhiệm và giá trị tôi mang lại cho các học viên trong tương lai, không đơn thuần chỉ là kiến thức nền ở sách vở mà là tư duy mở rộng và chủ động học".

Cô Trần Phạm Thanh Phương: Nên hiểu sự học theo bề nổi hay chiều sâu? - 3

Cô Phương bộc bạch một cách chân thành: "Làm ngành giáo dục như tôi, có những thứ thầm lặng và phía sau không phải ai cũng hiểu như việc đứng lâu hoặc ngồi lâu khi giảng làm chân tôi suy giãn tĩnh mạch hay đau nhức chân, hoặc việc dành thêm thời gian vào chiều tối để soạn hoặc chỉnh sửa giáo trình học, soạn và tổng hợp đề thi và đặc biệt là chấm điểm cho đầu vào lẫn đầu ra cho học viên. Bên cạnh đó, tôi luôn mong muốn truyền tải và chia sẻ được hết những gì tôi biết và không che giấu, không phải chỉ về kiến thức hay kỹ năng trong sách vở, mà tôi còn muốn các học viên của mình hiểu rõ về nội tâm của bản thân, mài dũa nội lực từ bên trong và hiểu biết thêm những kiến thức thực tế ở ngoài xã hội để minh định rõ điều gì nên và không nên".

Cô Trần Phạm Thanh Phương: Nên hiểu sự học theo bề nổi hay chiều sâu? - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN