An nhàn tuổi xế chiều: dễ hay khó?

Ngày nay, "nghỉ hưu" có thể là lúc khám phá những điều mới, tiếp tục theo đuổi những niềm đam mê cũ, hoặc có thể chỉ là có thêm thời gian để tận hưởng những điều giản đơn. Dù bạn định làm bất kỳ điều gì thì bạn vẫn cần có thu nhập, nhất là ở giai đoạn này. Đó là lý do tại sao bạn cần lập kế hoạch tài chính ngay khi còn trẻ cho cuộc sống tuổi xế chiều.

Học cách quản lý tài chính cá nhân

Khi viết quyển “The Millionaire Mind”, tác giả Thomas J. Stanley đã khảo sát hơn 733 triệu phú ở Mỹ và rút ra một kết luận: Người giàu quản lý tiền bạc rất giỏi. Việc quản lý tài chính mỗi ngày nếu thành một thói quen tốt sẽ hỗ trợ bạn thực hiện mục đích đặt ra dễ dàng hơn. Hay Luke Landes, chủ trang blog tài chính cá nhân Consumerism Commentary cũng nhấn mạnh việc quản lý tài chính cá nhân là tiết kiệm 10% thu nhập hàng tháng và nâng dần số tiền tiết kiệm tại các thời điểm nhất định – một phương pháp đơn giản, hiệu quả, lâu dài để tự phát triển quỹ tiết kiệm của mình và đảm bảo cho bạn một tương lai ổn định ngay cả khi nguồn thu nhập hàng tháng trở nên eo hẹp.

An nhàn tuổi xế chiều: dễ hay khó? - 1

Quản lý tài chính cá nhân hợp lý giúp tối ưu hóa nguồn tiền và tăng khả năng sinh lời cao

Tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu các chi tiêu không cần thiết

Đó là cách làm đã giúp cặp vợ chồng Mỹ - Đài Loan tiết kiệm đủ tiền để hưu non ở tuổi 30 và có thể đi du lịch suốt phần đời còn lại. Jeremy và Winnie tiết lộ đã hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính khi kiên quyết áp dụng ba bước sau đây vào cuộc sống hàng ngày của mình: tối đa hóa thu nhập, sống tốt nhưng dưới ngưỡng mong muốn, đầu tư vào nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, việc chấp nhận từ bỏ cuộc sống tiện nghi, chọn thuê một ngôi nhà nhỏ gần với công ty để tiết kiệm chi phí thuê nhà, tiền xăng, hay từ bỏ những bữa ăn xa hoa đắt tiền thay vào đó là bữa ăn gia đình như cặp đôi Jeremy và Winnie là điều không phải ai cũng làm được. Dù vậy với quy tắc chung “tối đa hóa thu nhập và cắt giảm các chi tiêu không cần thiết”, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của gia đình bạn.

Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp

Warren Buffett đã từng có câu nói bất hủ: “Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai”. Bạn có thể đầu tư cùng Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ của VCBF để chuẩn bị tài chính cho bạn sau này.

An nhàn tuổi xế chiều: dễ hay khó? - 2

Đầu tư định kỳ là phương thức đơn giản nhất giúp “đồng tiền” của bạn sinh lời

Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ là công cụ đầu tư vào quỹ mở hiệu quả nhất, được VCBF tiếp thu từ công ty mẹ là Tập đoàn đầu tư toàn cầu Franklin Templeton Investments. Đây là cách đầu tư có hình thức khá giống với tiết kiệm, vì bạn sẽ đầu tư định kỳ hàng tháng với một số tiền cố định vào các quỹ mở của VCBF, có thể chỉ với 01 triệu đồng mỗi tháng. Đầu tư vào quỹ mở với Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ có lợi thế là chi phí mua chứng chỉ quỹ trung bình mà bạn bỏ ra sẽ thấp hơn giá trung bình của chứng chỉ quỹ khi thị trường có xu hướng tăng và thời gian đầu tư càng dài, bạn càng tích lũy được nhiều tiền do lãi sinh lãi.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm đầu tư với Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ của VCBF vì đây là liên doanh của Ngân hàng Vietcombank và Franklin Templeton Investments - Tập đoàn quản lý quỹ của Mỹ hoạt động toàn cầu. Hơn nữa, VCBF đã hoạt động 10 năm tại Việt Nam và đang đầu tư rất thành công cho các tập đoàn lớn trong nước cũng như nước ngoài. Mọi hoạt động đầu tư của các quỹ mở của VCBF đều được giám sát thường xuyên bởi Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Hiện nay, quỹ mở tuy là kênh đầu tư mới nhưng lại được nhiều gia đình lựa chọn bởi vì quỹ mở đem lại cơ hội có lợi nhuận cao trong dài hạn và rất dễ tham gia. Cả hai quỹ mở của VCBF đều đã đạt lợi nhuận cao trong năm 2015. Cụ thể lợi nhuận của Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF đã đạt 19,3% trong năm 2015 và 30,6% kể từ khi thành lập ngày 24/12/2013 tính đến ngày 31/12/2015. Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF đạt lợi nhuận 23,4% trong năm 2015 và 19,1% kể từ khi thành lập ngày 22/8/2014 tính đến ngày 31/12/2015.

An nhàn tuổi xế chiều: dễ hay khó? - 3

Cuộc sống sau khi về hưu có “nhàn tênh” hay không phục thuộc nhiều vào việc bạn chọn lựa kênh đầu tư phù hợp

Một danh sách các hoạt động thú vị cho giai đoạn mới của cuộc đời sẽ khó có thể trở thành hiện thực nếu bị cản bước bởi các vấn đề tài chính trong tương lai. Để không phải lo lắng về một viễn cảnh thắt lưng buộc bụng khi về hưu thì điều bạn cần làm ngay từ hôm nay là vạch ra một kế hoạch tài chính cụ thể để có một cuộc sống sung túc, thảnh thơi khi lớn tuổi.

(Kết quả hoạt động của quỹ được nêu trên là kết quả hoạt động trong quá khứ, nên không thể dự đoán hay đảm bảo cho các kết quả  tương lai).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN