Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

"Vua" SEA Games từ môn thi Olympic: Việt Nam số 1 Đông Nam Á

(Tin thể thao, Tin SEA Games 2017) - Tối 30/8, SEA Games 29 chính thức khép lại sau hơn nửa tháng tranh tài. Đoàn thể thao Việt Nam đã trải qua kỳ SEA Games thành công khi hoàn thành mục tiêu lọt vào top 3 chung cuộc, và tạo dấu ấn đặc biệt ở các môn thi Olympic.

* Đoàn Việt Nam vững vàng top 3

Tối 30/8, tại SVĐ quốc gia Bukit Jalil (Malaysia) đã diễn ra Lễ bế mạc SEA Games 29. Không phải là những phần trình diễn quá cầu kỳ về âm thanh, ánh sáng song nước chủ nhà Malaysia đã mang tới một bầu không khí ấm cúng, với những màn trình diễn vui vẻ của các diễn viên, ca sỹ nước chủ nhà.

"Vua" SEA Games từ môn thi Olympic: Việt Nam số 1 Đông Nam Á - 1

Bơi và điền kinh Việt Nam thi đấu xuất sắc ngang hàng với những "ông lớn" khu vực

Dù có khá nhiều vấn đề liên quan tới công tác tổ chức khiến một số đoàn hay VĐV chưa hài lòng, song có thể khẳng định Malaysia đã tổ chức thành công kỳ SEA Games 29, đặc biệt là vấn đề an ninh được chủ nhà đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bị cắt giảm một số nội dung sở trường song đoàn thể thao Việt Nam vẫn đạt được những thành công như mong đợi khi các môn như bơi, điền kinh, thể dục dụng cụ...vẫn tỏa sáng để "gánh" cho các môn khác. Việt Nam kết thúc SEA Games với 58 HCV, 50 HCB và 60 HCĐ xếp thứ 3 chung cuộc. Được biết đây là lần thứ 8 liên tiếp chúng ta xếp trong top 3 đoàn thể thao (trong đó có 6 lần xếp vị trí thứ 3 chung cuộc, 1 lần đứng thứ nhất, 1 lần đứng thứ hai) có thành tích tốt ở Đại hội trên bảng tổng sắp huy chương.

Dù SEA Games đã trải qua 29 lần tổ chức, tuy nhiên thể thao Việt Nam mới chỉ bắt đầu tham gia thi đấu từ SEA Games 15 diễn ra năm 1989 tại Campuchia, khi đó chúng ta xếp thứ 7/9 đoàn tham dự. Sau 14 lần tham dự, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kinh ngạc, cụ thể ở SEA Games 2003, tổ chức tại Việt Nam, chúng ta đã lần đầu tiên xếp số 1 khu vực trên bảng tổng sắp huy chương.

Quốc gia

Xếp thứ 1 toàn đoàn

Xếp thứ 2 toàn đoàn

Xếp thứ 3 toàn đoàn

 Indonesia

10 lần

10 lần

4 lần

 Thái Lan

7 lần

7 lần

3 lần

 Malaysia

2 lần

3 lần

1 lần

 Philippines

1 lần

2 lần

6 lần

 Việt Nam

1 lần

1 lần

6 lần

 Myanmar

0

1 lần

1 lần

 Singapore

0

1 lần

0

 Brunei

0

0

0

 Campuchia

0

0

0

 Lào

0

0

0

 Timor-Leste

0

0

0

Chỉ mới tham dự 14/29 kỳ SEA Games nhưng chúng ta đang trở thành "thế lực" thực sự ở Đông Nam Á

Kể từ đó Việt Nam đã tham dự thêm 7 kỳ Đại hội và chúng ta có tổng cộng 8 lần liên tiếp xếp trong top 3 chung cuộc. Chỉ mới tham dự 14 kỳ SEA Games nhưng TTVN đã trở thành ông lớn thực sự của khu vực Đông Nam Á, đó là bước tiến ổn định và vững bền mà thể thao Việt Nam làm được trong suốt 28 năm qua.

* Xuất sắc các môn thi nội dung Olympic

Thể thao là vượt qua chính mình, hướng tới mục tiêu "nhanh hơn, cao hơn, xa hơn", đó cũng chính là tiêu chí của thể thao khu vực Đông Nam Á. Chơi ở SEA Games và để vươn tầm Olympic là mục tiêu chung của các đoàn, Việt Nam đã định hướng tốt nên chúng ta rất mạnh ở những môn thi Olympic tại kỳ SEA Games lần này.

Danh sách thống kê số HCV các môn Olympic của top 4 đoàn thể thao ở SEA Games

TT

Môn

Malaysia

Việt Nam

Singarpore

Thái Lan

1

Điền kinh

8

17

2

9

2

Bơi

5

10

19

2

3

Thể dục dụng cụ

13

5

0

0

4

Judo

0

1

0

1

5

Karate

7

5

0

1

6

Đấu kiếm

0

3

2

0

7

Xe đạp

13

2

1

2

8

Bắn súng

4

1

2

5

9

Cử tạ

0

2

0

1

10

Bóng bàn

0

1

5

1

11

Tennis

0

0

0

4

12

Bắn cung

5

1

0

0

13

Bóng rổ

1

0

0

0

14

Nhảy cầu

13

0

0

0

15

Golf

0

0

0

3

16

Bóng chuyền

0

0

0

2

17

Boxing

1

0

0

2

18

Sailing (đua thuyền)

6

0

4

4

19

Synchronised (bơi xếp hình)

2

0

0

3

20

Field hockey (khúc côn cầu trên cỏ)

2

0

0

0

21

Cầu lông

1

0

0

4

22

Bóng đá

0

1

0

1

23

Equestrian (đua ngựa)

5

0

0

0

24

Triathlon (3 môn phối hợp)

0

0

0

0

25

Water polo (bóng nước)

0

0

1

1

Tổng HCV các môn Olympic/tổng số HCV cả đoàn

86/145

49/58

36/57

46/72

Chúng ta tham dự sân chơi mang tiếng là "ao làng" nhưng đã tập trung giành thành tích ở những môn Olympic, một bước đi đúng đắn của thể thao Việt Nam

Theo thống kê sau giải, những môn thể thao trọng điểm ở Olympic như điền kinh, bơi, thể dục dụng cụ...Việt Nam đều giành được những kết quả cao, trong đó rực rỡ nhất là môn điền kinh đoàn Việt Nam lần đầu tiên vượt Thái Lan khi giành tới "cơn mưa" 17 HCV, nhiều hơn tổng số HCV của 2 đoàn xếp sau là Thái Lan (9 HCV) và Malaysia (6 HCV) cộng lại.

Trong top 4 đoàn dẫn đầu SEA Games 29, số lượng HCV Việt Nam giành được ở các môn thể thao này chỉ kém đúng chủ nhà Malaysia, còn lại vượt trên các đoàn Thái Lan (đứng thứ 2 bảng tổng sắp huy chương), Singapore.

Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ giành HCV các môn Olympic so với tổng số HCV của các đoàn thì Việt Nam xếp số 1 tại SEA Games cụ thể: Với 49/58 HCV, Việt Nam xếp số 1 với (84%), Singapore 36/57 (63%), Thái Lan 46/72 (63%), Malaysia 86/145 (59%).

"Chúng ta đã có nhiều thành công ở các môn Olympic, đặc biệt là điền kinh và bơi lội. Riêng điền kinh đã để lại rất nhiều màn trình diễn giàu cảm xúc", đó là chia sẻ của Trưởng đoàn TTVN ông Trần Đức Phấn sau khi SEA Games kết thúc.

SEA Games vốn được coi là "ao làng" Đông Nam Á vì có nhiều môn chơi lạ và luật lệ khác thường. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đứng trong top đầu khu vực nhờ những môn chơi Olympic đó là bước đi đúng đắn của TTVN, là giá trị vững bền để hướng đến sự thành công ở đấu trường thế giới.

Hoa khôi làng võ múa quyền quá đẹp, fan SEA Games ”quên lối về”

Nguyễn Thị Thúy khiến nhà thi đấu trở nên "ồn ào hơn" với sự xuất hiện của cô.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN