Vàng miếng giảm sốc gần 7 triệu đồng/lượng, nữ đại gia Quảng Ngãi và 3 ái nữ vẫn bỏ túi trăm tỷ đồng

Bất chấp giá vàng miếng SJC lao dốc gần 7 triệu đồng/lượng chỉ sau một ngày, nữ đại gia người Quảng Ngãi này và 3 ái nữ vẫn bỏ túi thêm cả trăm tỷ đồng.

Diễn biến giá vàng miếng SJC trong những phiên giao dịch gần đây được ví như “tàu lượn” khiến giới đầu tư choáng váng.

Theo đó, sau khi lập đỉnh với mức giá 74,4 triệu đồng trong sáng ngày 8/3, giá vàng miếng đã lao dốc trong ngày 9/3 khi nhiều người dân sở hữu vàng miếng mang ra chốt lời. Tại thời điểm 18 giờ ngày 9/3, giá vàng SJC được một số đơn vị kinh doanh niêm yết giảm sâu chỉ còn 68 - 70,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

So với giá mở cửa vào buổi sáng, giá vàng SJC đã giảm khoảng 3 triệu đồng ở chiều mua vào và bán ra. Tuy nhiên, với những người mua vàng ở mức đỉnh 74,4 triệu đồng trong sáng ngày 8/3 đã lỗ ngay tới 6,4 triệu đồng/lượng.

Bất chấp việc giá vàng SJC lao dốc hơn 6 triệu đồng/lượng sau khi lập đỉnh 74,4 triệu đồng vào sáng ngày 8/3, khối tài sản của nữ đại gia vàng Cao Thị Ngọc Dung và 3 ái nữ vẫn ghi nhận mức tăng cả trăm tỷ đồng.

Theo đó, trong phiên giao dịch ngày 9/3, mã cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận nơi bà Dung làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ghi nhận mức tăng 4.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 4,25%. Đây cũng là mã cổ phiếu có mức tăng cao nhất trong rổ chỉ số VN30 trong phiên giao dịch ngày 9/3.

Hiện nữ Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung và 3 ái nữ đang nắm giữ trực tiếp hơn 32,45 triệu cổ phiếu PNJ, với đà tăng trong phiên giao dịch ngày 9/3, khối tài sản của nữ đại gia sinh năm 1957 người Quảng Ngãi cùng 3 ái nữ ghi nhận mức tăng thêm hơn 146 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, khối tài sản bà Dung và 3 người con đang nắm giữ lên tới gần 3.586 tỷ đồng.

Ái nữ Trần Phương Ngọc Hà của bà Cao Thị Ngọc Dung đang sở hữu hơn 1.000 tỷ đồng tại PNJ

Ái nữ Trần Phương Ngọc Hà của bà Cao Thị Ngọc Dung đang sở hữu hơn 1.000 tỷ đồng tại PNJ

Theo báo cáo hợp nhất của PNJ, tính đến cuối năm 2021, công ty đang có lượng hàng tồn kho lên tới 8.686 tỷ đồng, tăng hơn 2.100 tỷ đồng so với năm trước đó. Trong đó, thành phẩm đạt 5.187 tỷ đồng, hàng hoá đạt 2.682 tỷ đồng.

Với lượng vàng tồn kho gia tăng mạnh vào cuối năm 2021, giới đầu tư kỳ vọng kết quả kinh doanh của PNJ sẽ được hưởng lợi trong quý 1 này khi giá vàng tăng "phi mã" kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine từ cuối tháng 2 vừa qua.

Nhận định về phiên giao dịch chứng khoán Việt Nam trong ngày 10/3, các chuyên gia của CTCK Asean (Aseansc) dự báo lực cầu tại vùng hỗ trợ gần 1.465 - 1.470 điểm có thể giúp chỉ số VN-Index hồi phục trở lại trong phiên sáng, để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.475-1.480 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.485-1.490 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Các chuyên gia của CTCK MB (MBS) cho rằng xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản trên thế giới lúc này sẽ là động lực hỗ trợ đối với nhóm cổ phiếu được hưởng lợi, các phiên chốt lời như ở phiên 08/03 chỉ là rung lắc để loại bớt lượng hàng T+, qua đó giúp đà tăng bền vững hơn. Do vậy, nhà đầu tư tiếp tục quan tâm và nắm giữ đối với các cổ phiếu này.

Các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) khuyến nghị ở thời điểm hiện tại, những yếu tố vĩ mô trên thế giới vẫn sẽ có những tác động đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường và đây là một biến rất khó có thể đoán định trước được. Tuy nhiên, nếu không có gì tiêu cực diễn ra trong đêm nay thì VN-Index có thể tiếp nối đà hồi phục trong phiên giao dịch ngày 10/3.

Kháng cự tiếp theo của thị trường trong khoảng 1.490 - 1.495 điểm (MA20 - MA50) và vùng hỗ trợ trong khoảng 1.425-1.450 điểm (đáy tháng 1/2022). Nhà đầu tư ngắn hạn hiện đang có các cổ phiếu duy trì xu hướng tăng giá vẫn có thể tiếp tục nắm giữ. Nhà đầu tư trung hạn nên tiếp tục quan sát thị trường và cân nhắc mua thêm nếu như thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ hồi phục và kiểm định lại ngưỡng 1.490 điểm. Đồng thời, độ rộng thị trường có dấu hiệu tích cực trở lại cho thấy dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu thoát khỏi thị trường và liên tục luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn ở mức thấp cho thấy dòng tiền vẫn đang phân hóa và chủ yếu tập trung ở hai nhóm cổ phiếu này.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại 55-60% danh mục.

“Con cưng” của bầu Hiển mở cửa cho đối tác ngoại vào đầu tư

Theo đó, ngân hàng SHB nơi doanh nhân Đỗ Quang Hiển giữ vị trí Chủ tịch bất ngờ mở cửa tối đa cho đối tác ngoại vào đầu tư hợp tác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN