Vẫn còn 86 nghìn tỷ đồng đang "nằm sẵn" chờ đổ vào "sân chơi nóng"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sự gia nhập của lớp nhà đầu tư mới cũng đẩy dư nợ margin tại các CTCK lên cao kỷ lục.

Kết phiên giao dịch 23/7, VN-Index giảm 24,84 điểm (1,92%) còn 1.268,83 điểm, HNX-Index giảm 1,37% xuống 301,77 điểm và UPCoM-Index lùi 1,4% về 84,37 điểm.

VN-Index giảm 24,84 điểm (1,92%) còn 1.268,83 điểm

VN-Index giảm 24,84 điểm (1,92%) còn 1.268,83 điểm

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 22.800 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh chiếm 20.800 tỷ đồng, tăng 18%. Riêng sàn HoSE giá trị khớp lệnh là 18.000 tỷ đồng, tăng 20%.

Áp lực bán đột ngột dâng cao ở phiên ATC và điều này khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc. Các chỉ số vì vậy cũng nới rộng đà giảm, trong đó, VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Các cổ phiếu như VRE, VPB, VCB, MSN, VHM, TCB, SSI, HPG, CTG... đều đồng loạt lao dốc mạnh.

Càng về cuối phiên chiều, lực bán dâng cao khiến các mã vốn hóa lớn đồng loạt giảm mạnh như VCB (3,3%), VHM (3,1%), HPG (3%), VIC (2,1%), MSN (3,2%)... hay như CTG, VPB, NVL, GAS cũng không thoát khỏi sắc đỏ.

Ngoại trừ VNM, FPT, POW và STB ngược dòng thị trường, các cổ phiếu còn lại trong nhóm VN30 đều chịu áp lực điều chỉnh trong phiên hôm nay. Sắc đỏ trùm lên hầu hết các ngành, trong đó cổ phiếu nhóm ngân hàng, bất động sản, kim loại, dịch vụ tài chính và bán lẻ giảm sâu nhất.

Số dư tiền gửi của khách hàng tại các CTCK vào khoảng 86.000 tỷ đồng.

Số dư tiền gửi của khách hàng tại các CTCK vào khoảng 86.000 tỷ đồng.

Có thể nói, quãng thời gian qua nhà đầu tư khá đau tim khi các phiên tăng giảm điểm khá mạnh đan xen nhau. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm được cho là vẫn thu hút mạnh sự tò mò và ham muốn "chinh phục" thử thách của nhà đầu tư khi số lượng nhà đầu tư F0 liên tục tăng cao.

Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD cho biết trong nửa đầu năm 2021, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 620 nghìn tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng lượng tài khoản mở mới trong năm 2020 và 2019 cộng lại.

Sự gia nhập của lớp nhà đầu tư mới cũng đẩy dư nợ margin tại các CTCK lên cao kỷ lục. Số liệu cuối quý II/2021 cho biết dư nợ cho vay tại các CTCK lên tới 145.000 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là dư nợ margin), tăng khoảng 30.000 tỷ so với cuối quý I.

Số liệu từ các CTCK cho biết vào cuối quý II/2021, số dư tiền gửi của khách hàng tại các CTCK vào khoảng 86.000 tỷ đồng, tăng khoảng 21.000 tỷ đồng so với quý trước và đây là con số kỷ lục trong lịch sử. Trong đó chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý. Đây là lượng tiền đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 30/6/2021.

Với việc sàn HoSE đã giải quyết xong sự cố nghẽn lệnh, xu hướng dòng tiền nhà đầu tư "F0" vào thị trường được dự báo sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa và những con số về dư tiền gửi hay dư nợ margin sẽ còn lập những đỉnh cao mới trong thời gian tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Sân chơi nóng bùng nổ, ”nữ tướng” xinh đẹp hưởng lợi

Sắc xanh lan toả toàn thị trường dù dòng tiền vẫn còn khá rụt rè.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN