Gần 78 nghìn tỷ sắp được đổ vào Hà Nội?

Sau phiên hoảng loạn giảm sâu ngày hôm qua, thị trường chứng khoán Việt đã có phiên đảo chiều ngoạn mục.

Chốt phiên, VN-Index tăng 28,19 điểm (3,59%) lên mốc 813,36 điểm. HNX-Index tăng 5,13 điểm (4,99%) lên mốc 107,98 điểm. Upcom-Index tăng 1,62 điểm (3,03%) lên mốc 55,27 điểm.

VN-Index tăng 28,19 điểm (3,59%) lên mốc 813,36 điểm.

VN-Index tăng 28,19 điểm (3,59%) lên mốc 813,36 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước đó với tổng giá trị giao dịch đạt gần 6.000 tỷ đồng, tương đương với hơn 411 triệu cổ phiếu.

Trong phiên này, sắc xanh lan tỏa khắp sàn chứng khoán với 463 mã tăng giá và có tới 113 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại có 92 mã giảm giá và 32 mã giảm sàn.

Thống kê cho thấy, do chịu tác động tiêu cực từ tin tức liên quan đến dịch Covid-19 nên VJC đã ảnh hưởng tiêu cực nhất với việc lấy đi 0,19 điểm.

Ở chiều ngược lại, VHM, VNM và BID là 3 mã tác động tích cực nhất tới thị trường khi đóng góp cho VN-Index lần lượt 4,7; 3,3 và 2,7 điểm.

VHM tăng trần 6,91% (tương đương 4.900 đồng/cổ phiếu) lên mốc 75.800 đồng/cổ phiếu.

VHM tăng trần 6,91% (tương đương 4.900 đồng/cổ phiếu) lên mốc 75.800 đồng/cổ phiếu.

Trong đó, chốt phiên VHM tăng trần 6,91% (tương đương 4.900 đồng/cổ phiếu) lên mốc 75.800 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có tới 2,56 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Mã cổ phiếu này hôm dư mua hơn 12,4 cổ phiếu và không hề có dư bán.

Tuy nhiên, do tác động từ đà giảm của thị trường nên dù phiên hôm nay tăng mạnh nhưng tính chung qua cả tuần VHM vẫn mất 4,29% giá trị. Còn nếu tính chung qua 1 tháng thì mã này đang tăng hơn 17,5% giá trị.

3,4 tỷ USD sẽ được ông Vượng chi để thực hiện 4 dự án lớn tại Hà Nội.

3,4 tỷ USD sẽ được ông Vượng chi để thực hiện 4 dự án lớn tại Hà Nội.

Liên quan đến Vingroup, mới đây Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) mới đây công bố thông tin lấy ý kiến cổ đông về phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án lớn với tổng vốn 78.700 tỷ đồng (3,4 tỷ USD). VEFAC hiện có vốn điều lệ 1.670 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup nắm giữ 83% cổ phần còn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở hữu 10%.

Cụ thể, VEFAC xin cổ đông thông qua chủ trương đầu tư Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; Khu đô thị mới Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa); Tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ; Khu chức năng đô thị nam đại lộ Thăng Long.

Trong tổng vốn đầu tư 78.700 tỷ đồng của cả 4 dự án, vốn góp thực hiện của VEFAC khoảng 12.680 tỷ đồng. Hơn 80% nguồn vốn còn lại được nhà đầu tư đi vay, huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

VEFAC tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1995. Sau khi cổ phần hóa, VEFAC trở thành công ty con của Vingroup. Với việc Vingroup nắm giữ đến 83% cổ phần của VEFAC, các nội dung lấy ý kiến cổ đông của doanh nghiệp này nhiều khả năng đều sẽ được thông qua.

Đến cuối tháng 6, tổng tài sản của VEFAC là 5.912 tỷ đồng. Phần lớn trong đó là khoản tiền mặt 4.900 tỷ đồng vừa được Vingroup ứng trước vào giữa tháng 6 nhằm phục vụ mục đích góp vốn theo phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Cũng trên báo cáo tài chính mới nhất, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Gallery và Khu chức năng đô thị Nam đại lộ Thăng Long của VEFAC được hạch toán lần lượt là 149 tỷ, 723 tỷ và 8 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 28/7: Tiếp tục vọt tăng ”dữ dội” sau 1 đêm, mức cao chưa từng thấy

Sáng nay (28/7) giá vàng trong nước đã tăng vọt lên trên ngưỡng 58 triệu đồng/lượng, mức cao chưa từng thấy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN