TTCK sáng 7/3: Thanh khoản èo uột

Le lói sắc xanh sau 30 phút giao dịch nhưng với tâm lý lo ngại khiến VN-Index quay lại đà giảm điểm. Thanh khoản tiếp tục đứng ở mức thấp.

Đợt 1, VN-Index đứng ở mức 470,73 điểm, giảm 0,36 điểm (-0,08%) với tổng giá trị giao dịch đạt gần 15 tỷ đồng.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, cổ phiếu HSG thẳng tiến và chạm 32.700 đồng/cổ phiếu, tăng 2.100 đồng. Đây là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm VN30, tiếp đó có PVD tăng 1.500 đồng, PGD tăng 1.100 đồng. Tuy nhiên một số cổ phiếu lớn khác vẫn còn loay hoay ở mức giá tham chiếu như MSN, OGC, VCB, VNM, FPT… và một số mã còn giảm giá khiến chỉ số VN-Index đứng dưới mốc tham chiếu.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, trên bảng giao dịch có thêm nhiều mã xanh với 80 mã tăng giá và 44 mã giảm giá. Trong đó, một số mã bluechip cũng bật tăng vượt qua mốc tham chiếu hoặc nới rộng khoảng tăng điểm như BVH, CTG, HAG, HPG,… và một số mã tăng giá như ITA, SSI, PXL, HAX… đã giúp VN-Index lấy lại sắc xanh.

Tại thời điểm 9h34, VN-Index tăng 0,85 điểm (+0,18%) lên 471,94 điểm. Tuy nhiên thanh khoản vẫn đang ở mức thấp với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 4,43 triệu đơn vị, tổng giá trị 76,23 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tâm lý lo ngại khiến đà tăng VN-Index không bền và chỉ sau hơn 10 phút đã quay đầu giảm điểm. Lúc 9h46, VN-Index giảm 1,08 điểm (-0,23%) tạm đứng ở mức 470,01 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 6,36 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 109,79 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên sàn HNX, sắc đỏ xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch với hầu hết các mã trong nhóm HNX30 đều đứng giá tham chiếu và một số mã có vốn hóa lớn giảm điểm. Cụ thể, với 19 mã đứng giá, 11 mã giảm điểm, trong đó, ACB, BVS, SCR, SHB, VGS đều giảm 100 đồng; các mã VND, PVX, TH1, KLS, … đứng giá tham chiếu. Tại thời điểm 9h46, HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,64%) xuống 60,43 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 6,3 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 42,77 tỷ đồng.

Sau khi vượt mốc tham chiếu thành công và tăng nhẹ thì BVH đã giảm điểm mạnh hơn với mức giảm 1.000 đồng/CP. MSN và VIC không còn giữ giá tham chiếu nữa mà cũng quay đầu giảm 1.000 đồng/CP. Ngoài ra còn một số mã khác cũng quay đầu giảm điểm như CTG, FPT, OGC.

Sự suy yếu của các mã bluechip khiến chỉ số VN-Index loanh quanh ở dưới mức tham chiếu, diễn biến giao dịch trên thị trường chậm với thanh khoản ở mức thấp. Tại thời điểm 10h30, chỉ có hơn 13 triệu đơn vị được chuyển nhượng với tổng giá trị trên 233 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại vẫn chưa tích cực tham gia mua bán khiến thị trường thêm ảm đảm.

Lực kéo PVX khi cổ phiếu này bật tăng không đủ mạnh khi nhiều mã lớn khác như ACB, VCG, SHB, KLS đang giảm điểm khiến chỉ số HNX-Index không thể vượt qua được mốc tham chiếu. Tại cùng thời điểm, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 0,33 điểm (-0,49%), tạm đứng tại mức 60,5 điểm.

Đến 10h47, lực đỡ từ nhóm cổ phiếu VN30 giúp VN-Index tăng điểm trở lại và tại 10h59 có mức tăng điểm mạnh nhất là 1,81 điểm lên 472,54 điểm. Sắc xanh được giữ đến hết phiên giao dịch tuy đà tăng điểm có bị hãm lại do lực bán khá mạnh.

Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 104 mã tăng, 58 mã giảm và 87 mã đứng giá. Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 7/3, VN-Index tăng 0,38 điểm (+0,08%) lên 471,47 điểm. Thanh khoản ở mức khá thấp khi chỉ có hơn 26 triệu đơn vị được chuyển nhượng với tổng giá trị đạt gần 466,3 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận đạt khối lượng hơn 2 triệu đơn vị, trị giá 80,1 tỷ đồng. Trong đó, riêng ABT thỏa thuận 1.362.592 cổ phiếu với giá 39.000 đồng/CP, tương ứng tổng giá trị đạt 53,14 tỷ đồng, trong khi giao dịch khớp lệnh 0 cổ phiếu nào được chuyển nhượng.

Sau thông tin khả năng HSG sẽ vượt kế hoạch lãi ròng 400 tỷ đồng tại ĐHCĐ thường niên niên độ tài chính 2012-2013 và kết quả ước đạt được trong quý I giúp cổ phiếu HSG tăng trần. Nhưng đến phút cuối giao dịch, HSG xuống dưới mức trần 1 bước giá và tăng 2.000 đồng/CP lên 32.600 đồng/CP.

Bên cạnh HSG, một số mã là lực chính kéo VN-Index bật tăng và giữ sắc xanh đến hết phiên giao dịch như PVD tăng 2.300 đồng/CP, HPG tăng 1.100 đồng/CP, HAG tăng 600 đồng, ITA tăng 100 đồng…

Trong nhóm cổ phiếu VN30 có 15 mã tăng, 7 mã đứng giá và 8 mã giảm giá, VN30 đứng ở mức 541,16 điểm, tăng 2,08 điểm (+0,39%).

Trong phiên sáng ngày 7/3, thanh khoản còn thấp khi trên sàn HOSE chỉ có 3 mã có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị gồm ITA (1,58 triệu đơn vị), DHM (1,19 triệu đơn vị) và HPG (gần 1,04 triệu đơn vị).

Khối ngoại mua vào 57 mã với 3.295.710 đơn vị, trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu ITA với khối lượng 547.520 đơn vị và cổ phiếu DPM với 307.780 đơn vị.

Trên sàn HNX, thị trường giao dịch buồn tẻ khi nhà đầu tư dường như đứng ngoài và giao dịch còn ở mức thấp. Kết thúc phiên giao dịch sáng, HNX-Index giảm 0,22 điểm (-0,36%) tạm đứng tại mức 60,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 17,88 triệu đơn vị, tương đương trị giá 128,91 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 600.221 đơn vị, trị giá 6,36 tỷ đồng.

Chỉ với 2 mã tăng giá là PVX và PLC, 9 mã giảm, 15 mã đứng ở tham chiếu và 4 mã không giao dịch khi đóng cửa phiên sáng, HNX30 giảm 0,67 điểm (-0,57%) xuống 116,49 điểm.

Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất trên sàn HNX gồm PVX (3,37 triệu đơn vị), SHB (2,49 triệu đơn vị), SCR (2,08 triệu đơn vị), VND (1,32 triệu đơn vị), SHS (1,02 triệu đơn vị).

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 15 mã với tổng khối lượng 508.200 đơn vị và bán ra 12 mã với tổng khối lượng 464.800 cổ phiếu. Trong đó, họ mua vào nhiều nhất cổ phiếu PVS với khối lượng 165.900 đơn vị và bán ra mạnh nhất là cổ phiếu GLT với lượng bán 331.000 đơn vị.

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 3,53 điểm lên mức 456,28 điểm (0,79%). Trong đó có 20 mã tăng giá, 15 mã giảm và 15 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như HSG (6,5%), PVD (6,1%), HPG (4,8%), MPC (4,6%) và VCF (3,0%). Giảm mạnh nhất là các mã như KDC (-1,5%), SJS (-1,4%), SHB (-1,4%), VNM (-1,0%) và BVH (-0,9%).

MHC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
QST: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013, tạm ứng cổ tức năm 2012 (16%) và phát hành cổ phiếu tăng vốn (5:1)
DNT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
SFI: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
ASIAGF: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên 2012
SEB: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
RHC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
BDB: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 (4%) và tổ chức ĐhCĐ thường niên năm 2013
SSG: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên lần thứ XIII
HPR: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
SDY: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
SD5: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy (Đầu tư chứng khoán)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN