TTCK sáng 12/3: Quay đầu giảm điểm

Giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên sáng, tuy nhiên, lực bán tăng mạnh vào cuối phiên khiến cả 2 sàn đóng cửa trong sắc đỏ.

Lực mua mạnh của phiên hôm qua tiếp tục được duy trì khá tốt khi mở cửa phiên sáng nay, giúp sàn HNX tiếp tục duy trì đà tăng khi mở cửa. Tuy nhiên, trên sàn HOSE, do lực bán cũng đã mạnh dần lên, nên VN-Index điều chỉnh giảm ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch.

Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 1,27 điểm (-0,27%), xuống 475,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,36 triệu đơn vị, tương đương giá trị 31 tỷ đồng.

Sau khi bước vào đợt khớp lệnh được ít phút, lực mua dần mạnh và làm chủ cuộc chơi trong khoảng 20 phút. Lực mua vẫn hướng chủ yếu vào nhóm cổ phiếu bất động sản và một vài bluechip, giúp VN-Index bật tăng trở lại. Tuy nhiên, một lần nữa, bên bán lại tranh thủ đẩy hàng kéo VN-Index thoái lui và xuống dưới mức tham chiếu. Thanh khoản khá tốt khi đến gần 10h, có gần 20 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương đương giá trị 270 tỷ đồng.

Lúc 9h59, VN-Index đứng ở mức 476,21 điểm, giảm 0,29 điểm (-0,06%). Dù có sự hỗ trợ mạnh của nhóm bất động sản, trong đó phải kể đến là KBC (tăng trần), ITA (có thời điểm lên mức trần)…, nhưng do một số mã có vốn hóa lớn như VIC, FPT, STB, CTG giảm giá nên VN-Index không thể bất phá.

Trong khi đó, HNX-Index lại tăng mạnh khi mở cửa phiên, vượt qua mức 62,4 điểm. Sau đó HNX cũng dần hạ nhiệt và mất điểm trở lại khi sàn HOSE khớp lệnh. Tuy nhiên, khi HOSE lấy lại đà tăng, HNX-Index cũng tăng theo và duy trì đà tăng khá tốt, bất chấp sàn HOSE đảo chiều giảm trở lại.

Đến 10h, HNX-Index đứng ở mức 62,26 điểm, tăng 0,21 điểm (+0,34%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị 143,5 tỷ đồng.

Các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn như ACB, VCG, PVS… tăng giá chính là động lực giúp HNX-Index duy trì sắc xanh.

VN-Index một lần nữa lấy lại đà tăng, nhưng sắc xanh lần này không được duy trì lâu, mà nhanh chóng kết thúc trước lực bán bắt đầu mạnh dần. Dù có đôi lúc cố gắng gượng dậy, nhưng VN-Index vẫn không thoát khỏi phiên giảm điểm trong sáng nay do lực bán lớn, cùng với một vài cổ phiếu có vốn hóa lớn giảm mạnh như VIC, DPM, HSG, PVD.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 1,6 điểm (-0,34%), xuống 474,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,8 triệu đơn vị, tương đương giá trị 616,18 tỷ đồng. Số mã giảm gấp 2 lần số mã tăng (124 mã so với 66 mã tăng).

Trong nhóm VN30, số mã giảm cũng chiếm thế áp đảo với 15 mã giảm so với 6 mã tăng. Kết thúc phiên sáng, VN30-Index giảm 3,23 điểm (-0,59%), xuống 546,99 điểm.

Với lực bán mạnh cuối phiên, KBC không còn giữ được mức giá trần, trong khi ITA lùi về gần mức tham chiếu. Đây chính là 2 cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất trên sàn trong phiên sáng với khối lượng khớp lần lượt đạt 2,45 triệu cổ phiếu và 3,93 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng tích cực giải ngân trong phiên sáng, tập trung vào các bluechip. Đây chính là lực đỡ, giúp một vài bluechip tăng khá trong phiên sáng nay. Cụ thể, họ mua vào 77 mã, với tổng khối lượng hơn 4,5 triệu đơn vị. Trong đó, họ mua vào HPG gần 0,9 triệu đơn vị, DPM 0,62 triệu đơn vị. HPG đóng cửa phiên sáng ở mức giá 25.200 đồng/cổ phiếu, tăng 500 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, việc VN-Index suy yếu cũng khiến HNX-Index đảo chiều giảm theo và lình xình ở dưới mốc thám chiếu trước khi nới dần mức độ giảm vào cuối phiên.

Kết thúc phiên, HNX-Index đứng ở mức 61,73 điểm, giảm 0,32 điểm (-0,52%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,34 triệu đơn vị, tương đương giá trị 300,95 tỷ đồng. Dù ACB và VCG vẫn duy trì được sắc xanh, nhưng đại đa số mã bluechip khác giảm giá, hoặc đứng yên là lý do khiến HNX-Index không giữ được sắc xanh. Kết thúc phiên, trên sàn HNX có tới 120 mã giả, trong khi chỉ có 48 mã đứng trên mức tham chiếu.

Trong nhóm HNX30, chỉ có ACB và VCG tăng điểm, trong khi số mã giảm giá là 22 mã, khiến HNX30-Index giảm 1,12 điểm (-0,93%), xuống 119,28 điểm.

PVX dù lúc đầu phiên được nâng lên mức giá trần, nhưng bên bán đã tận dụng nhịp tăng này để đẩy mạnh bán ra, khiến mã này dần dần quay đầu và mất 300 đồng so với giá tham chiếu khi đóng cửa phiên sáng, đứng ở mức 6.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng khớp lệnh dẫn đầu sàn là hơn 5,71 triệu cổ phiếu. SHB và SCR cũng có khối lượng khớp tương đương với hơn 5,6 triệu cổ phiếu và hơn 5,5 triệu cổ phiếu. Trong đó, SHB giảm nhẹ 100 đồng, trong khi SCR giữ được mức tham chiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 24 mã, với tổng khối lượng gần 2,56 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra 12 mã, với tổng khối lượng gần 2 triệu cổ phiếu. Trong đó, VND là mã được mua vào nhiều nhất với 0,77 triệu cổ phiếu, trong khi họ bán ra hơn 1,7 triệu cổ phiếu PVS.

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 1,53 điểm xuống còn 463,54 điểm (-0,33%). Trong đó có 14 mã tăng giá, 24 mã giảm và 12 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VCG (5,0%), KBC (4,8%), GMD (2,8%), ITA (2,7%) và HPG (2,0%). Giảm mạnh nhất là các mã như MPC (-5,4%), PVX (-4,8%), POM (-3,8%), HSG (-3,2%) và KLS (-3,1%).

PIT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
APS: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
API: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
BCI: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên 2013
S74: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
BTT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
HCM: Ngày GDKHq tham dự ĐHCĐ thường niên năm tài chính 2012
CLW: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
GDT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm tài chính 2012
VQC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013 và tạm ứng cổ tức năm 2012 (17%)
THT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013
PJC: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2012 (14%) và tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2013
QHD: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên
MCG: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2013 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Lê (Đầu tư chứng khoán)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN